Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 3-2-2018] Cách đây không lâu, tôi nghe nói học viên Awen (bí danh) giảng chân tướng qua điện thoại rất tốt. Cô có thể đề cập đến nhiều chủ đề khiến mọi người thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với tỷ lệ cao. Tôi muốn xem cách mà cô ấy đã làm.
Một hôm, khi chúng tôi đi cùng nhau trên xe buýt, tôi đã nghe toàn bộ cuộc trò chuyện của cô với một ai đó. Cô đã dành thời gian để nói chuyện và người đó không vội vàng cúp máy. Cô nói về tầm quan trọng của việc thoái ĐCSTQ, vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn và việc người dân Trung Quốc đã phải chịu đựng rất nhiều cuộc thanh trừng chính trị cũng như đạo đức bị suy đồi trong giai đoạn lịch sử gần đây như thế nào. Tôi nhận ra rằng mặc dù đã gọi nhiều cuộc điện thoại, nhưng hầu hết mọi người đều sớm gác máy sau khi tôi gọi.
Chân thành và từ bi cảm động mọi người
Awen thực hiện thêm vài cuộc gọi rồi đưa điện thoại cho tôi. Tôi bắt đầu như thường lệ bằng cách nói: “Xin chào!” để mở đầu cuộc trò chuyện. Sau đó, tôi bắt đầu nói chuyện. Khi người ở đầu dây bên kia gác máy, Awen nói: “Bạn nên tiếp cận người khác bằng ‘sự ấm áp’. Ví dụ ‘Xin chào!’ (theo tông giọng mà tôi đã sử dụng trước đó) và ‘Xin chào!’ (theo tông giọng mà cô ấy thường dùng) là hai cách khác nhau để chào một người. Bạn cần chạm đến tâm của họ.” Tôi cười và nói: “Tôi nghĩ bạn đang nói đến tu luyện của tôi. Nhưng từ bi không phải là điều gì đó có thể thể hiện qua lời nói.”
Gần đây, tôi đã học Pháp rất nhiều; kết quả là, khi có ai đó chỉ ra những thiếu sót của tôi trước mặt người khác – dù cho tôi có nhận thức ra hay không – tôi không còn cảm thấy xấu hổ hay mất mặt nữa. Trên thực tế, tôi rất biết ơn vì được học viên đó giúp đỡ.
Dù vậy, Awen đã khích lệ tôi tiếp tục gọi điện thoại. Tôi đã không từ chối ý kiến đó giống như tôi vẫn thường làm. Tôi cảm thấy “sự ấm áp” phải xuất phát từ sâu trong nội tâm của mình [thì nó mới có thể] chạm đến tâm của mọi người. Giữ chặt điện thoại, trong tâm tôi đã nói với Sư phụ: “Con muốn nói chuyện [với chúng sinh] bằng sức mạnh và từ bi. Con muốn cứu người.” Sau đó tôi bắt đầu gọi.
Tôi cảm thấy lần này, câu “Xin chào!” của mình khác rất nhiều so với trước kia. Nó chứa đựng nỗ lực và mong muốn người khác có một tương lai tốt đẹp. Ngay khi nói ra câu đó, người ở đầu dây bên kia đã nhiệt tình đáp lại. Anh ấy tiếp nhận mỗi câu tôi nói. Trước khi tôi có ý định đưa ra bất cứ câu hỏi nào, anh ấy đã tình nguyện cho tên của mình. Anh ấy không chỉ thoái ĐCSTQ mà còn tiếp nhận vẻ đẹp của Đại Pháp.
Hôm đó tôi đã gọi nhiều cuộc điện thoại, và tất cả người nhận đều có thái độ tích cực. Tôi có thể cảm nhận rõ ràng rằng đó chính là nhờ từ bi của Sư phụ. Sư phụ biết rằng tôi đã chân thành tiếp nhận góp ý của đồng tu Awen và thấy tâm muốn cứu người của tôi. Sư phụ đang khích lệ tôi.
Tu bỏ tâm độc đoán
Trên đường về nhà, tôi nói với một học viên: “Giao tiếp chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với tôi. Khi còn trẻ, tôi chưa bao giờ thích nói chuyện. Tôi cảm thấy có sự khác biệt lớn giữa bản thân và người khác.” Một lần, tôi đi ngang qua một ai đó đang cố gắng phát các tờ rơi về bệnh viện chỗ cột đèn giao thông. Tôi nghĩ sẽ không nhận [tờ rơi] vì thấy rằng người tu luyện thì không cần nó. Nhưng sau đó tôi thay đổi suy nghĩ của mình, vì thời tiết khá lạnh nếu mỗi người đều cầm một tờ, thì cô ấy có thể kết thúc công việc đó sớm hơn và được về nhà. Nhưng cuối cùng, cô đã không qua chỗ tôi. Tôi băn khoăn tại sao cô không đưa cho mình một tờ rơi – hay dường như [nhìn] tôi khó gần?
Ngay lập tức, một học viên đặt tay lên vai tôi và nói: “Bạn chính là như thế đấy! Bạn quá độc đoán!” Câu nói đó vang lên trong tai tôi rất lâu. Đột nhiên, tôi nhớ ra rằng trước đây không lâu, chồng tôi đã nói với tôi rằng: “Em là một người vợ tốt, nhưng có điều dở là em quá độc đoán.” Trên thực tế, ở nhà chồng tôi, mọi người đều nói những lời tốt đẹp về tôi! Ví dụ, tôi khá là hào phóng trong vấn đề tiền bạc, tôi kính trọng người cao tuổi, và tôi không bao giờ khiến ai phải lo lắng. Vì vậy, lúc đó tôi chỉ nghĩ chồng mình nói đùa.
Với người tu luyện, không có gì là ngẫu nhiên cả. Khi học viên đó chỉ ra rằng tôi là người “độc đoán”, tôi nghĩ rằng điều này không chỉ được ẩn giấu trong tâm tôi, mà đúng hơn, nó đã biểu thị trên khuôn mặt của tôi rồi!
Bất kỳ tâm chấp trước mà chúng ta có sẽ được biểu hiện trong các mâu thuẫn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, tôi cố gắng nhớ lại và suy ngẫm về tất cả những mâu thuẫn mà tôi đã có với các học viên khác. Thật ngạc nhiên, tôi đã tìm ra rất nhiều vấn đề! Tôi không chỉ cứng đầu mà còn rất độc đoán – đúng như chồng tôi đã nói. Tôi giống ông chủ của anh ấy. Trong công việc, bất cứ khi nào ai đó nêu ra điều gì trái với mong muốn của tôi, tôi sẽ im lặng trên bề mặt nhưng lại giữ nó trong lòng.
Trong suốt những năm qua, tôi luôn phàn nàn rằng chồng tôi không có tư duy, không biết quản lý tiền bạc, không biết lái xe, lãng phí thời gian đi làm những việc lặt vặt, sổ sách tính toán không rõ, nấu ăn không có tư vị v.v.. Chính là cái gì cũng đều không hiểu rõ, nỗ lực nhiều, thu hoạch ít.
Tôi thường hùa vào cùng các con chế nhạo chồng tôi rằng anh thật khờ. Mặt khác, tôi luôn cần phải hoàn thành nhiều việc, và cuối cùng sau khi phải tự mình làm tất cả tôi cảm thấy mệt mỏi. Tôi lo lắng mỗi khi anh gọi điện thoại [cho tôi], vì tôi sợ anh sẽ nói nhầm hay chi sai. Tôi rất căng thẳng và không dám nhắm mắt khi chồng tôi lái xe vì sợ anh ấy sẽ phạm luật. Đôi khi các con tôi khuyên tôi làm các việc thay cho anh để tôi không phải lo lắng.
Tôi luôn tự cho mình là người thông minh vì tôi đã tu luyện [Đại Pháp] và trí huệ của tôi được khai mở! Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng những điều này liên quan đến chấp trước của mình.
Đôi khi tôi cảm thấy buồn bực trước sự vụng về của chồng mình. Anh đã tốt nghiệp đại học và từng luôn là sinh viên đứng tốp đầu của trường. Ngược lại tôi là một trong những sinh viên thuộc tốp cuối. Tuy nhiên, chúng tôi lại học cùng một trường đại học. Chúng tôi trở thành bạn bè và dần kết hợp thành một gia đình. Anh ấy từng nói: “Ở trường trung học, anh thậm chí còn không thèm để ý đến những ai như em.” Thật vậy, ở Trung Quốc, một ‘học sinh giỏi’ được khẳng định qua biểu hiện ở trường. Lý do tôi và chồng mình học chung một trường đại học chính là anh ấy có duyên quen biết tôi. Anh ấy học giỏi, hát hay và từng giành huy chương trong cuộc thi chạy việt dã. Trong mắt các giáo viên, anh ấy là một sinh viên ưu tú. Tuy nhiên, trong mắt tôi anh ấy lại ngốc nghếch lạ thường.
Khi bắt đầu hướng nội, tôi nhận ra mình chưa bao giờ hành xử như một người tu luyện. Sư phụ đã dạy một Pháp lý rằng:
“…tướng do tâm sinh” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])
Trong thực tế, cái “ngốc” của chồng tôi đã phản ánh những chấp trước của tôi. Khi tôi cảm thấy anh ấy “ngốc”, anh ấy sẽ làm những việc khờ dại hơn. Khi tôi chấp trước vào lợi ích cá nhân, anh ấy sẽ lo lắng chuyện mất mát. Bất kể tôi lo lắng điều gì, anh ấy sẽ biểu hiện ra bên ngoài để tôi thấy. Kỳ thật được cũng tốt, mất cũng tốt, đều là thuận theo tự nhiên, ngoại trừ Sư phụ có thể thay đổi, ai cũng không cải biến được, người tu luyện lo lắng chuyện được mất đã không ở trong Pháp rồi.
Câu nói của một học viên trước đó đã giúp tôi nhận thức rõ hơn về cách một học viên tự ước thúc bản thân. Tôi cũng học cách hành xử như một phụ nữ. Trong bài thơ có tựa đề: “Âm dương phản bối”, Sư phụ đã viết:
“Âm dương phản bối thế phong thương
Đường đường nam nhi vô dương cương
Ưu nhu quả đoạn nương nương điệu
Tâm hung hiệp tiểu thái oa nang
Nữ nhân cương tiêm sính hào cường
Phù táo ngôn khắc bả gia đương
Hiền huệ tú mỹ phong vận vô
Nhu mị lão yêu ám trung xướng”
(Âm dương phản bối, Hồng ngâm III)
Diễn nghĩa:
Âm dương đảo ngược
“Âm dương đảo ngược thói đời tổn hại
Nam nhi đường đường mà không có dáng đàn ông
Nhu nhược không quyết đoán điệu bộ đàn bà
Bụng dạ hẹp hòi yếu đuối ẻo lả
Nữ nhân sắc sảo thích khoe mạnh bạo
Ngôn từ xốc nổi làm chủ gia đình
Không còn phong thái hiền hậu tú mỹ
Quyến rũ lẳng lơ, ẩn giấu tính đĩ điếm”
Trước đây, tôi có thể học thuộc lòng bài thơ, nhưng tôi chưa bao giờ thấy bản thân mình trong bài thơ này. Nhưng bây giờ tôi biết. Tôi chính là kiểu phụ nữ được nhắc đến:
“Nữ nhân cương tiêm sính hào cường
Phù táo ngôn khắc bả gia đương”
(Âm dương phản bối, Hồng ngâm III)
Diễn nghĩa:
“Nữ nhân sắc sảo thích khoe mạnh bạo
Ngôn từ xốc nổi làm chủ gia đình”
Khi một người [phụ nữ] như vậy thì lời nói của họ sẽ thiếu “sự ấm áp”.
Bây giờ, khi chồng tôi nói điều gì đó, tôi sẽ không phản bác. Nếu chúng tôi có quan điểm khác nhau, tôi đưa ra gợi ý nhưng sẽ không áp đặt. Khi anh muốn đi làm gì đó, tôi sẽ không đi theo hay lo lắng. Tôi không còn bị chấp trước vào những hành động “ngốc” hay “khờ dại” của anh nữa. Khi thực buông bỏ tự ngã, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm.
Bây giờ, khi đang ngồi trên chiếc xe chồng tôi đang lái, tôi chỉ đơn giản là một khán giả. Một hôm, khi anh suýt vượt đèn đỏ, anh nói: “Tán gẫu làm anh mất tập trung!” Tôi cười và trả lời: “Ai nói tán gẫu vậy? Em thậm chí còn chưa mở miệng mà!” Cả hai chúng tôi đều cười.
Trong công việc, tôi không còn bảo thủ ý kiến của mình nữa. Tôi có thể lắng nghe người khác và chấp nhận những cách suy nghĩ khác. Tôi cảm thấy công việc của mình thuận lợi hơn nhiều.
Khi viết bài chia sẻ này, dường như đây là lần đầu tiên tôi thực sự hiểu tại sao Sư phụ lại viết bài thơ “Âm dương phản bối” này. Không chỉ nhắc đến hiện trạng của xã hội mà Sư phụ còn điểm hóa để các đệ tử Đại Pháp đối chiếu bản thân ở phương diện này.
Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi vô lượng lúc nào cũng che chở cho con. Con sẽ luôn cố gắng ước thúc bản thân để trở thành một người phụ nữ hiền lành tú mỹ, nội tâm lương thiện, phát huy tác dụng cứu độ thế nhân hơn nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/3/-360366.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/4/168943.html
Đăng ngày 21-4-2018; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.