[MINHHUỆ 7-12-2017]

Năm 2011, khoa Kỹ thuật Môi trường của trường Đại học Trung Hưng Quốc gia ở Đài Loan cần một vị trưởng khoa mới, hiệu trưởng đã yêu cầu các thành viên trong khoa bầu ra một ứng cử viên sáng giá nhất.

Kết quả vô cùng kinh ngạc. Tất cả 16 thành viên trong khoa đều bầu cho một đồng nghiệp duy nhất, đó là ông Lâm Minh Đức. “Được tất cả đồng nghiệp ủng hộ vào vị trí trưởng khoa? Đây là điều tôi chưa từng thấy”, hiệu trưởng nói với ông Lâm.

Sinh viên trong trường cũng rất kinh ngạc. “Thầy Lâm luôn luôn chăm sóc chu đáo cho học sinh của mình”, một sinh viên nói. Rất nhiều sinh viên nói rằng ông là lựa chọn đầu tiên của họ khi cần tìm thầy giáo hướng dẫn”.

Mặt khác, ông Lâm nói ông không làm gì đặc biệt cả. “Tôi chỉ là một học viên Pháp Luân Đại Pháp bình thường. Cũng giống như bao học viên khác, tôi chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để hành xử”, ông giải thích.

9716f7a8de12781b7f9a618b4d83d7df.jpg

Lâm Minh Đức, giáo sư trường Đại học Trung Hưng Quốc gia và vợ Dương Mỹ Anh tham gia Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan 2017

Tìm thấy con đường

Từ khi còn trẻ, Lâm Minh Đức đã rất tò mò về ý nghĩa của nhân sinh: Chúng ta đến từ đâu và chúng ta sẽ đi về đâu sau khi chết? Ông đã tìm hiểu về các phương pháp giải thoát luân hồi và những chủ đề liên quan khác. Nhiều năm trước, khi học thạc sỹ ở Mỹ, ông cũng tham gia một câu lạc bộ Phật học cùng vợ mình, bà Dương Mỹ Anh. Luôn coi mình là một Phật tử, ông Lâm tiếp tục con đường tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh.

Ông hoàn thành luận án tiến sỹ của mình vào năm 1995 và dự định quay trở về Đài Loan làm việc. “Một lần, có một người đã đưa cho tôi một cuốn Pháp Luân Công và các bài giảng của Sư phụ Lý. Đó là lần đầu tiên tôi nghe nói về môn tu luyện này”, ông nhớ lại.

Vài năm sau, chủ tịch của câu lạc bộ Phật học tìm đến ông Lâm và nói : “Pháp Luân Đại Pháp rất tốt. Đừng để lỡ mất cơ duyên”. Sau đó, ông Lâm liên lạc với một nhóm tập ở trong khuôn viên trường và bắt đầu đọc tất cả các sách Đại Pháp mà ông có thể tìm thấy.

Trở thành một người tốt hơn

Các bài công pháp và bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp ông mở rộng nhân sinh quan. “Trước kia, thỉnh thoảng tôi cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt với một hoàn cảnh mới hoặc tôi phàn nàn về những điều khiến tôi cảm thấy không công bằng”, ông giải thích. “Bây giờ, tôi biết cách đối đãi với chúng bằng lòng khoan dung và kiên nhẫn. Vì vậy, tôi ít khi bị khó chịu”.

Khi áp dụng những nguyên lý này tại nơi làm việc, ông Lâm thấy rằng có rất nhiều điều ông có thể cải thiện để trở thành một người tốt hơn. Kết quả là, các đồng nghiệp của ông đều nhất trí đề xuất ông đảm nhiệm vị trí trưởng khoa”.

Ông Lâm nói đó là nhờ Pháp Luân Đại Pháp đã khiến ông trở thành một người có trách nhiệm hơn. “Trước đây, tôi chỉ làm mọi việc đủ tốt, bây giờ tôi cố gắng làm mọi việc tốt nhất có thể”, ông nói thêm.

Với sự tận tuỵ trong công việc và những cống hiến của mình, ông không chỉ có được niềm tin của các đồng nghiệp mà còn giành được sự kính trọng, quý mến của cộng đồng dân cư nơi ông ở. Trong nhiều năm qua, họ đều bầu ông là người đại diện của khu dân cư. Một người hàng xóm nói: “Dù ông làm gì cũng sẽ mang đến sự tốt đẹp cho chúng tôi. Chúng tôi đều tin ông.”

Thay đổi trong gia đình

Vợ ông Lâm, bà Dương Mỹ Anh, cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Thời gian theo học chương trình thạc sỹ ở Mỹ, bà bị mắc căn bệnh đường ruột và bị thiếu máu. Sau khi trở về Đài Loan, bà chăm sóc cha mẹ già và các con trong 14 năm, điều này khiến bà phải chịu đựng sự mệt mỏi tột cùng về thể chất và những căng thẳng tinh thần. Chính vì những khó chịu và phiền muộn này, bà tìm đến Phật giáo nhưng hiệu quả không đáng kể.

5 năm trước, bà nghĩ đến việc thử tập Pháp Luân Đại Pháp. Bà đến điểm tập công trong khuôn viên trường đại học để học các bài công pháp và bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân ở nhà. Ngay khi đọc được câu: “[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người”, bà lập tức nhận ra rằng đây là cuốn sách đặc biệt, có thể hướng dẫn bà tu luyện một cách chân chính.

“Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi đạt được sự cân bằng về thân và tâm”, bà nói. Trước kia, bà thường lo lắng về các con và bạn bè. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã khai mở tâm trí bà và dạy bà trở nên từ bi và bao dung với tất cả mọi người.

Ông Lâm cũng đã để ý thấy sự thay đổi tích cực ở vợ mình. Một lần, ông nghe cậu con trai hét lên với mẹ mình: “Mẹ đi đi! Mẹ làm con xấu hổ”. Khi nghe thấy điều này, ông nghĩ rằng sẽ có một cuộc chiến dữ dội xảy ra giữa hai mẹ con. Nhưng vợ ông đã giữ được bình tĩnh và không nổi giận.

“Chúng ta vô cùng may mắn vì bây giờ mẹ con đã trở thành một người tu luyện”, ông Lâm nói với cậu con trai. Cậu gật đầu: Cậu biết thật sự là may mắn khi được sống trong một gia đình hài hoà như vậy.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/7/357443.html

Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/8/166675.html

Đăng ngày 29-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share