Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tỉnh Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 13-02-2018] Bà Trịnh Vĩ Lệ, 58 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công từ thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Năm 1997, bà đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện đã giúp bà phục hồi sức khỏe. Trước khi bà tu luyện, bà bị bệnh suy thận, đau dạ dày, bệnh tim, và nhiều chứng bệnh khác.
Bà Trịnh bị bắt vào năm 2008 vì nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Trong khi bị giữ tại đồn cảnh sát, bà Trịnh bị sưng phù khắp người, nhưng vẫn bị trói vào một chiếc ghế sắt, không thể cử động được. Bà bị mất khả năng đi lại sau khi được giải phóng khỏi ghế sắt. Sau đó, bà bị tuyên án bảy năm tù. Trong tù, bà bị cấm ngủ và phải nằm trên sàn trong 10 tháng. Bà Trịnh được thả vào ngày 23 tháng 4 năm 2015.
Ba năm sau, khi được thả khỏi tù, bà Trịnh vẫn có những cơn đau thấu xương. “Tôi không tự lo được cho bản thân. Sau thời gian bị tra tấn trong tù, tay tôi không nâng nổi thứ gì. Vai tôi bị biến dạng vì bị treo người lên. Tôi bị đau ở xương đòn, lưng, và hai vai”, bà Trịnh nói.
Chân liệt vì bị tra tấn bằng ghế sắt
Bà Trịnh bị Phòng 610 thành phố Trác Châu bắt vào ngày 28 tháng 4 năm 2008. Bà bị trói vào ghế sắt tới hơn 24 giờ đồng hồ. Cả thân trên của bà bị trói chặt vào lưng ghế bằng băng dính để bà không nghiêng được mình mà tránh những cú sốc điện. Tuy nhiên, khi cảnh sát thấy bà bị sưng phù khắp người và bà từng bị suy thận, họ không sốc điện bà nữa.
Tái hiện cảnh tra tấn: Trói vào ghế sắt
Khi bà Trịnh được giải phóng khỏi ghế sắt, bà không đi được nữa. Bà được đưa tới Trại giam Trác Châu và lại bị trói vào ghế sắt hàng ngày. Đến lúc ngất đi thì bà được đưa tới bệnh viện.
Bà Trịnh tuyệt thực để phản đối việc bị ngược đãi phi nhân tính, nhưng cảnh sát đã bức thực bà bằng bạo lực. Bà Trịnh được đưa tới Nhà tù Nữ tỉnh Hà Bắc hơn một năm sau khi bị bắt vào ngày 28 tháng 6 năm 2009.
Phải nằm dưới sàn hơn 10 tháng
Ở trong tù, bà Trịnh bị ép phải xem các đoạn phim thóa mạ Pháp Luân Công. Vì bà không chịu từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công nên bị biệt giam và phải ngồi từ 6h sáng hôm trước tới 2h sáng hôm sau trên nền bê tông trong hơn 20 ngày. Sau đó, bà bị đưa vào buồng giam khi cảnh sát đã ép lấy vân tay của bà vào cái gọi là “Biên bản đồng ý chuyển hóa”, nhưng sau này bà đã tuyên bố là vô giá trị.
Sau một tháng nữa nằm liệt giường vì bị liệt chân, bà Trịnh bị quẳng xuống sàn. Bốn tù nhân thay nhau chọc bà bằng gậy trong cả 24 giờ một ngày để giữ không cho bà không được ngủ. Kết quả là, bà Trịnh bị cao huyết áp, bị phát bệnh tim, khắp người sưng phù. Bà Trịnh cho biết: “Tôi chóng mặt đến nỗi cảm giác sàn nhà như dựng đứng lên. Tôi bị rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê tới 30 ngày; ý nghĩ duy nhất tôi có lúc ấy là tôi vẫn sống.”
Khi bà Trịnh từ chối đeo thẻ tên hay điểm danh, cảnh sát triệu con trai bà từ Thượng Hải tới nhà tù. Cậu ấy không được quay về đi làm chừng nào bà Trịnh chưa phục tùng mệnh lệnh của cảnh sát. Sau đó, khi bà Trịnh lại từ chối đeo thẻ tên, mọi người trong buồng giam của bà bị phạt dưới hình thức ngồi trong thời gian lâu và không được ngủ. Cảnh sát phạt mọi người cũng phải nằm trên sàn nên những tù nhân khác sẽ trách móc và gây áp lực với bà.
Bởi vì bị liệt nên bà Trịnh không thể lên giường mà không có người giúp đỡ. Bà Trịnh phải nằm dưới sàn trong 10 tháng vì từ chối đeo thẻ tên và trả lời điểm danh. Ngày 12 tháng 4 năm 2015, cuối cùng, bà Trịnh cũng được thả, nhưng đó là sau khi con trai bà ký các giấy tờ cho bà.
Bị tống vào trại lao động cưỡng bức chỉ vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công
Bà Trịnh bắt đầu trải qua nhiều thống khổ khi bà đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 12 năm 2000. Khi bà trở về Tề Tề Cáp Nhĩ, bà bị bắt và bị đưa tới Đồn Cảnh sát Tân Giang Lộ. Họ còng tay bà ra sau lưng rồi kéo lên và treo bà vào một thanh sắt của giường tầng. Họ dùng một xích sắt mỏng để trói chân bà, khiến người bà lơ lửng trên không. Sau đó, họ đẩy cho người bà đung đưa qua lại. “Tôi thấy toàn bộ nội tạng của mình như bị giật ra. Mồ hôi vã ra như tắm”, bà Trịnh nhớ lại. “Một cảnh sát bảo tôi: ‘Cho bà liệt cả đời’ luôn.”
Bà Trịnh bị đưa tới Trại giam Tề Tề Cáp Nhĩ vào ngày 8 tháng 1 năm 2001. Bà phải đeo cái cùm nặng hơn 20kg vì từ chối học thuộc nội quy nhà tù hay trả lời khi điểm danh. Bà tuyệt thực để phản đối. Sau đó, bà bị đưa tới giam tại Trại Lao động Cưỡng bức Song Hợp trong bốn tháng.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 2002, ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới, các học viên Pháp Luân Công ở trại lao động này làm các biểu ngữ bằng sợi len của áo của họ. Biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp, Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Các biểu ngữ được treo từ cửa sổ của nhiều buồng giam nhà tù vào sáng sớm.
Lính canh sửng sốt khi thấy những biểu ngữ này lúc đến trại nên đã tập trung tất cả học viên lại. Bà Trịnh và các học viên khác bị trói vào ghế sắt hoặc bị tống vào buồng biệt giam.
Bà Trịnh hồi tưởng lại sự việc này: “Chúng tôi không được rửa ráy, chỉ được cho một ít đồ ăn. Sau 23 ngày, không ai trong chúng tôi có thể tự đứng lên. Lính canh liên tục hỏi ai đã tổ chức hoạt động, nhưng không ai nói một lời. Sau 45 ngày, chúng tôi bị mang trở lại buồng giam thì không một ai đi lại được nữa.”
Cuối cùng, tất cả học viên đều bị tăng án thêm bốn tháng. Bà Trịnh được thả vào tháng 10 năm 2002.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/13/361073.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/25/168866.html
Đăng ngày 2-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.