Bài viết của Mịch Chân ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-2-2018] Tết Nguyên đán đang đến gần. Tết năm nay sẽ rơi vào ngày 16 tháng 2 dương lịch. Điều quan trọng nhất của kỳ nghỉ lễ này đối với 1,3 tỷ người Trung Quốc là các gia đình có mấy ngày được đoàn tụ.

Trong khi những gia đình bình thường vui vẻ tổ chức lễ Tết thì rất nhiều gia đình các học viên Pháp Luân Công bị bức hại lại đón năm mới trong nước mắt và những lo lắng bề bộn trong tâm.

Nỗi đau của bà Lưu Ngọc Phương và gia đình

Ở thôn Tiểu Thành Tử, thành phố Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh, có một ngôi nhà bị bỏ hoang. Toàn bộ mái nhà và sân vườn bị cỏ dại và cây cối bao phủ. Tường trong nhà đã sụp. Đồ gia dụng và các dụng cụ canh tác bị vùi trong bụi đất và lá cây. Giếng nước thì khô cạn.

Chủ của ngôi nhà này là bà Lưu Ngọc Phương, bị bắt vào dịp Tết Nguyên đán 15 năm về trước, khi bà đang chuẩn bị bữa đón giao thừa cho gia đình. Bà bị kết án ba năm lao động khổ sai chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Con gái bà cũng bị bắt cùng thời điểm đó, và đã được trả tự do sau vài tuần.

Ông Lưu Điện Nguyên, chồng của bà Lưu, khi đó 64 tuổi. Lúc vợ và con gái ông bị bắt thì ông đang bị tù giam.

Con trai của họ, lúc đó 14 tuổi, về tới nhà thì thấy nhà không còn ai. Trong suốt dịp năm mới đó, cậu bé đã phải ở một mình.

Gia đình họ Lưu đã phải trải qua những tháng ngày tồi tệ hơn cả dịp năm mới kinh hoàng đó. Trong suốt 18 năm xảy ra cuộc bức hại, ông Lưu đã bị cầm tù 7 năm, và sống vô gia cư trong 4 năm. Vào tháng 11 năm 2015, ông lại bị bắt. Ông cụ 79 tuổi này đã bị tòa án địa phương kết án 11 năm rưỡi tù giam và đến nay vẫn chưa được trả tự do.

Bà Lưu bị giam ba năm ở một trại lao động, và bốn năm tù giam. Cô con gái 16 tuổi của họ phải nghỉ học vì cả cha mẹ đều bị cầm tù. Cô bé đã phải tìm việc nuôi thân và cậu em trai.

Nỗi đau khổ của cô Phùng Hiểu Mai và gia đình

Cô Phùng Hiểu Mai, một kỹ sư lâu năm sống ở thành phố Thạch Gia Trang của tỉnh Hà Bắc có một cuộc sống gia đình hòa thuận. Hầu hết người nhà cô đều tu luyện Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, hai năm sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công được phát động vào năm 1999, chồng của cô Phùng, chị gái, và cha cô đều bị tra tấn đến chết vì đức tin của họ. Anh rể của cô vẫn đang bị tù giam.

Cô Phùng bị cầm tù vào năm 2010. Sau khi được thả ra, cô liên lạc được với cháu trai Vương Thiên Hành, bố của cháu hiện đang trong tù, còn mẹ cháu thì đã qua đời. Hiện tại, cô Phùng sống với cậu con trai 13 tuổi Vương Bác Như, cháu trai và mẹ chồng của cô.

Luật sư: Cơ sở để tiến hành cuộc bức hại này là dối trá

Một luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công cho biết: “Cơ sở để tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công là hoàn toàn dối trá và bạo lực. Vì nó mà hàng nghìn gia đình bị ly tán.”

Ông tiếp tục: “Mọi người phải phán xét cuộc bức hại đang tiếp diễn bằng lương tri. Tôi tin rằng xã hội này vẫn còn công lý. Tôi hy vọng rằng, trong tương lai sắp tới, mọi cơ quan hành pháp ở nước ta sẽ phục vụ người dân đúng như nghĩa vụ của họ.”

Ông kết thúc bằng câu nói: “Bảo vệ Pháp Luân Công là chúng ta bảo vệ luật pháp và những giá trị phổ quát của nhân loại.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/6/360498.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/15/168210.html

Đăng ngày: 19-02-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share