[MINH HUỆ 29-8-2017] Một phụ nữ 66 tuổi chết cách đây không lâu, dường như chỉ là một người bình thường, không có gì đáng chú ý khi xuất hiện trên phố. Suốt 14 năm qua, bà đã bị bỏ tù vì không từ bỏ đức tin của mình, và đã phải trải qua những hình thức tra tấn khủng khiếp.

Đến cuối đời, khi nằm trên giường bệnh, bà vẫn bị lính cai tù không ngừng giám sát để không một ai nghe được câu chuyện của bà. Lòng kiên định và đức tin của bà đã khiến họ sợ hãi. Tên của bà là Bạch Căn Đệ, và bà là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Trên thực tế, còn rất nhiều người khác cũng giống như bà, luôn giữ vững đức tin vào Đại Pháp!

e77ed3c6231634a873541e70edcda740.jpg

Bà Bạch Căn Đệ

Khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Từ Khuông Địch, cựu thị trưởng Thượng Hải, là người ra lệnh giam giữ bà Bạch trong một trại cưỡng bức lao động. Tại thời điểm đó, bà là học viên Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên ở Thượng Hải bị bỏ tù.

18 năm sau, bà Bạch vẫn kiên định và từ chối “chuyển hóa”. Bà đã bị đưa đến trại cưỡng bức lao động hai lần và bị giam hai lần ở Nhà tù Nữ Thượng Hải, tổng cộng là 14 năm. Bà bị mất trí và được đưa đến bệnh viện vào ngày 24 tháng 8 năm 2016 và qua đời vào ngày 15 tháng 6 năm 2017.

Bà bị biệt giam bốn năm trong thời gian ở tù, không được sử dụng nhà vệ sinh. Nhà tù phân công tù nhân theo dõi bà, họ thường xuyên đánh đập và đi tiểu vào thức ăn của bà.

Mặc dù vậy, bà vẫn ăn những đồ ăn này và nói với các tù nhân rằng: “Tôi ăn đồ ăn này để các vị không bị trừng phạt.” Các tù nhân này đã rơi nước mắt khi nghe bà nói vậy.

Trong khoảng thời gian bị biệt giam, bà thường viết lên không khí ba chữ: Chân – Thiện – Nhẫn. Cảm động trước lòng từ bi của bà, một số lính canh thậm chí còn bảo những người khác không được làm phiền bà mỗi khi bà viết những ký tự đó.

Phòng biệt giam này nằm trong Nhà tù Nữ Thượng Hải, nơi chuyên giam giữ các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Bên ngoài phòng biệt giam, ở phía bên kia nhà tù là khu đô thị sầm uất của Thượng Hải.

Có người tự hỏi một ngày trong phòng biệt giam sẽ như thế nào. Có lẽ không nhiều người quan tâm đến nó, vì nhà tù này không chiếm bao nhiêu diện tích trong một thành phố lớn như Thượng Hải. Có lẽ những người khác sẽ mỉa mai bà, và nghĩ: “Sao bà không từ bỏ đức tin của mình? Bà có thể nói dối, và bà sẽ được giải thoát. Tại sao bà không làm như vậy?” Có người thậm chí nói: “Việc này có liên quan đến tôi sao?”

Người dân thành Rome đã chứng kiến cảnh Chúa Jesus bị đóng đinh lên cây thập tự giá cách đây 2000. Vào lúc đó, Chúa Jesus đã nói với những người khóc vì chúa rằng: “Hỡi các con của Jerusalem, đừng khóc cho ta, hãy khóc cho chính các con và cho con cháu các con.“ Và Chúa Jesus đã phục sinh bảy ngày sau đó. Trong con mắt của các vị thần, những người chứng kiến, mà không đứng lên chống lại điều xấu, cũng đều coi như đồng lõa với những kẻ làm điều xấu. Hậu quả sau đó là: Đế quốc La Mã đã sụp đổ vì dịch bệnh, và hậu duệ của người Do Thái đã phải sống lang bạt khắp nơi trong nhiều thế hệ.

Trong 18 năm qua, người dân Trung Quốc đã chứng kiến việc các học viên Pháp Luân Đại Pháp đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Rất nhiều học viên đã bị bắt và bị kết án. Họ bị mất nhà, mất người thân và thậm chí bị mổ sống lấy nội tạng để đem bán kiếm lời.

Nhưng bất chấp cuộc bức hại dù có tàn bạo đến đâu, các học viên vẫn kiên định giữ vững đức tin của mình. Họ không ngừng nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công. Nhiều người đã chứng kiến cuộc đàn áp khủng khiếp này, nhưng họ không dám đứng lên bảo vệ chính nghĩa. Vì vậy, những bài học lịch sử dường như là lời cảnh tỉnh cho con người hiện nay.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/29/353124.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/23/165515.html

Đăng ngày 3-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share