Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 7-1-2018] Bà Cao Duy Bình là học viên Pháp Luân Công ở quận Đông Thành, Bắc Kinh. Ngày 29 tháng 12 năm 2017, Tòa án quận Đông Thành đã kết án phi pháp bà Cao bốn năm tù và phạt bà 8.000 Nhân dân tệ.

92585e6946f7ad27ccf54dade59abfac.jpg

Bà Cao Duy Bình

Bị bắt và bị giam giữ

Chiều ngày 10 tháng 2 năm 2017, bà Cao đã bị bắt tại Nhà sách Tân Hoa trên đường Vương Phủ Tỉnh sau khi quản lý hiệu sách Quách Tuấn Đào báo với cảnh sát vì ông ta trông thấy bà kẹp các thẻ đánh dấu sách có in thông tin về Pháp Luân Công vào các cuốn sách.

Các cảnh sát bắt giữ bà thuộc Đồn Cảnh sát Quảng trường Đông Phương, gồm có: Triệu Vĩnh Tân, Trần Tiểu Lâm, Dương Vân Khánh, Lý Hải Khoan và Trương Văn Triều. Sau đó, bà bị đưa đến Trại tạm giam quận Đông Thành. Việc bắt giữ bà được thông qua ngày 23 tháng 2 năm 2017.

Bà Cao đã bị thẩm vấn tại Đồn Cảnh sát Quảng trường Đông Phương và trại tạm giam Đông Thành. Một đội đặc nhiệm gồm mười cảnh sát thuộc Đồn Cảnh sát Quảng trường Đông Phương đã được thành lập và hồ sơ vụ việc của bà Cao được chuyển lên Viện Kiểm sát quận Đông Thành. Công tố viên Đông Tiệp thuộc Bộ phận Truy tố Số 1 của Viện Kiểm sát quận Đông Thành được giao phụ trách vụ việc của bà Cao.

Gia đình bà Cao không hề hay biết bà đang ở đâu và chỉ biết thông tin bà bị bắt và bị giam giữ vào ngày 2 tháng 3. Gia đình đã thuê hai luật sư và các luật sư đã cố gắng để gặp bà Cao trong trại tạm giam từ ngày 26 tháng 4. Tuy nhiên, các yêu cầu viếng thăm của họ đều bị từ chối bởi vì ngày sinh của bà Cao trên mẫu đơn đề nghị viếng thăm bị viết sai.

Dưới áp lực của viện kiểm sát, một luật sư đã rút khỏi vụ việc. Một luật sư khác đã liên lạc với ông Hàn Hải Sinh, Phó Giám đốc trại tạm giam và Bộ phận Giám sát Bắc Kinh nhưng không được.

Ngày 24 tháng 5, luật sư đã đến Viện Kiểm sát quận Đông Thành rà soát lại hồ sơ vụ việc và yêu cầu được gặp bà Cao nhưng ông không nhận được bất kỳ thông tin phản hồi nào. Do vậy, luật sư và người nhà đã đệ đơn khiếu nại đối với trại tạm giam lên các phòng kiểm tra kỷ luật thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật Đông Thành, Ủy ban Kỷ luật quận Đông Thành, Chi cục Cảnh sát quận Đông Thành và trại tạm giam Đông Thành. Cuối cùng, họ đã được phép vào gặp bà Cao trong trại tạm giam.

Trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 20 tháng 6 năm 2017, hồ sơ vụ việc của bà Cao đã được chuyển trả lại Đồn Cảnh sát Quảng trường Đông Phương do không đủ chứng cứ. Ngày 1 tháng 8 năm 2017, hồ sơ này với các bằng chứng ngụy tạo chắp vá lại được trình lên thẩm phán Bạch Sùng Vĩ và Tống Hiểu Bằng thuộc Tòa án quận Đông Thành.

Bị xét xử

Ngày 3 tháng 11 năm 2017, bà Cao bị đưa ra xét xử. Trước phiên xét xử, thẩm phán Bạch Sùng Vĩ đã giới hạn số ghế ngồi dành cho gia đình bà Cao từ tám ghế xuống chỉ còn bốn ghế. Tất cả các ghế còn lại đều được dành cho cảnh sát.

Bà Cao bị áp giải vào phòng xét xử trong tình trạng bị còng tay và sau đó còng tay đã được tháo ra theo yêu cầu của luật sư.

Các nhân chứng trong đó có cả ông Quách Tuấn Đào ở hiệu sách đều không trình diện trước tòa. Thẩm phán chỉ đọc những lời khai của họ. Các chứng cứ cũng không được trình bày trước tòa. Công tố viên Đông Tiệp đã yêu cầu kết án bà Cao từ ba đến bảy năm tù.

Luật sư đã bào chữa vô tội cho bà Cao dựa trên quy định của Hiến pháp Trung Quốc và diễn giải pháp luật của Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao Trung Quốc.

Bà Cao đã kể về việc bà đã được thụ ích như thế nào từ việc tu luyện Pháp Luân Công cũng như những khổ nạn bà đã phải chịu đựng sau khi chính quyền bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Thẩm phán đã nhiều lần ngắt lời bà.

Phiên tòa kết thúc sau hai giờ đồng hồ và thẩm phán Bạch tức giận rời khỏi phòng xét xử.

Bị xử phạt vì ủng hộ Pháp Luân Công

Sau khi cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân bắt đầu phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, bà Cao đã viết thư gửi đơn vị công tác của mình, văn phòng kháng cáo và các cơ quan khác của chính phủ giảng chân tướng và thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công.

Do vậy, bà đã bị chỉ trích công khai và bị Văn phòng Ngoại vụ và Trung tâm Tin tức Trung Quốc xử phạt. Bà đã bị cắt tiền thưởng và khấu trừ lương.

Vì từ chối viết “hối quá thư” tuyên bố từ bỏ tu luyện nên bà đã bị giáng chức và bị chuyển sang làm các công việc lao động chân tay trong một xưởng in của cơ quan. Tiền lương của bà bị đình chỉ và tất cả các khoản phúc lợi của bà cũng bị giữ lại, trong đó có cả 100.000 nhân dân tệ tiền trợ cấp nhà ở.

Những lần bị bắt và bị giam giữ trước đó

Bà Cao bị bắt giữ hai lần trong năm 1999 vì đã kháng nghị cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Bà đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức hai lần với tổng thời gian là ba năm trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 9 năm 2003. Do phải chịu áp lực quá lớn, chồng bà đã đệ đơn ly hôn trong thời gian này.

Tại trại lao động, bà Cao bị ép tẩy não nhằm khiến bà phải từ bỏ tu luyện. Bà đã bị tra tấn dưới nhiều hình thức như sốc điện, cấm ngủ, lao động cưỡng bức.

Tháng 5 năm 2004 bà được biết rằng các cán bộ tại cơ quan sẽ đưa bà tới một trung tâm tẩy não. Do vậy bà đã nghỉ việc và sống xa nhà để tránh bị bức hại thêm nữa.

Ngày 19 tháng 4 năm 2010, chỉ vì giảng chân tướng cho mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công, bà đã bị kết án ba năm tù. Bà cũng không kể nhiều về khoảng thời gian đó mà chỉ nói rằng đó là một khoảng thời gian “cực kỳ bi thảm và kinh khủng”.

Bà Cao, 52 tuổi, là một biên tập viên của Phòng Nghiên cứu ở Trung tâm Thông tin Trung Quốc, đơn vị trực thuộc Văn phòng Ngoại vụ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bà tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1992 và đã khỏi hết các bệnh tật sau khi tu luyện.

Thông tin liên hệ của các bên liên quan có trách nhiệm:

Quách Tuấn Đào (郭俊涛), nhân viên Hiệu sách Tân Hoa ở Vương Phủ Tỉnh: +86-13436957693

Hàn Hải Sinh (韩海生), Phó Giám đốc trại tạm giam quận Đông Thành: +86-10-84080820

Các cảnh sát Đồn Cảnh sát Quảng trường Đông Phương: Triệu Vĩnh Tân (赵永新): +86-13661363138; Trần Tiểu Lâm (陈小林): 86-15810991738; Dương Vân Khánh (杨云庆): +86-13501211779; Lý Hải Khoan (李海宽): +86-13701019608; Trương Văn Triều (张文潮): +86-15001270128.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/7/359359.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/17/167627.html

Đăng ngày 2-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share