Bài viết của Chương Vận, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-11-2017] Pháp hội Trung Quốc lần thứ 14 trên trang web Minh Huệ đã được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 20 tháng 11 năm 2017. Năm nay có 38 bài chia sẻ đã được lựa chọn và đăng tải.

Từ năm 2004, trang web Minh Huệ đã tổ chức Pháp hội (chia sẻ kinh nghiệm) trực tuyến Trung Quốc hàng năm này, do cuộc đàn áp ở Trung Quốc Đại lục đã khiến các học viên trong nước không thể tổ chức được một buổi chia sẻ trực tiếp quy mô lớn.

Những câu chuyện tu luyện thuần chính của các học viên [Trung Quốc] đã khích lệ và truyền cảm hứng to lớn cho học viên trên toàn thế giới.

Dưới đây là một số thụ ích của các học viên hải ngoại sau khi đọc các bài chia sẻ từ Pháp hội Trung Quốc:

Yêu cầu đối với với học viên trong và ngoài Trung Quốc là như nhau

Bà Hoàng Tri Kiều, di cư sang Canada vào năm 2008, đã từng trải qua cuộc đàn áp tàn khốc ở Trung Quốc Đại lục. Bà nói rằng ở bên ngoài Trung Quốc, môi trường tương đối thoải mái, nhưng những yêu cầu đối với các học viên trong và ngoài nước là như nhau.

Bài chia sẻ với tựa đề “Làm tốt ba việc là an toàn nhất” đã gây ấn tượng sâu sắc đối với bà. Bà nói: “Người viết đã thể hiện chính niệm của mình trong khi bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi các lính canh ngăn cấm một cách phi pháp các học viên bị giam giữ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, tác giả là người đầu tiên dám lớn tiếng phản đối. Các lính canh đã ra lệnh cho hai tù nhân khác liên tục đập đầu ông vào tường để giết ông. Tuy nhiên, hai thủ phạm thì mệt hết hơi sau khi đánh đập ông nhưng ông vẫn không hề bị một vết trầy xước nào. Đầu của ông không bị sưng lên và ông cũng không cảm thấy chóng mặt, như thể không có gì xảy ra. Điều này và cả những phép màu khác mà ông được trải nghiệm đã chứng thực sự thần thánh và uy nghiêm của Đại Pháp.”

Bà Hoàng tiếp tục chia sẻ thể ngộ của mình: “Chúng ta càng buông bỏ nhiều chấp trước và càng thuần tịnh, thì uy lực của Đại Pháp càng triển hiện. Hạng mục hiện tại của tôi chủ yếu là giảng chân tướng cho các quan chức chính phủ. Tôi đã thiếu tự tin trong một thời gian vì thiếu nhân lực, năng lực bản thân thì hạn chế, rồi cả các áp lực từ bên ngoài.”

“Sau khi đọc bài chia sẻ này, những thần tích và tâm thái khoáng đạt của đồng tu đã truyền cảm hứng cho tôi. Tác giả viết: ‘an toàn nhất là khi chúng ta làm theo những điều Sư phụ yêu cầu chúng ta.’ Tôi nhận ra rằng nếu chúng ta thật sự làm theo những gì Sư phụ dạy chúng ta, chúng ta sẽ có khả năng cứu được nhiều người hơn.”

Học viên Tây phương: Nhắc nhở về tầm quan trọng của việc tín Sư tín Pháp

Anh Kacey Cox, một học viên Tây phương từ Toronto, Canada, cảm thấy được truyền cảm hứng với bài chia sẻ ”Con đường tu luyện của tôi“. Anh nói: “Tác giả chia sẻ cách cô ấy đã vượt qua tâm sợ hãi bằng chính niệm trong khi bị tra tấn tàn bạo tại nhà tù. Ngay cả trong hoàn cảnh như vậy, cô vẫn giảng chân tướng cho các các lính canh và tù nhân cho tới khi cô được thả ra. Chia sẻ của đồng tu nhắc nhở tôi về tầm quan trọng của việc tín Sư tín Pháp.”

Anh nói tiếp: “Bài chia sẻ đã khiến tôi xem xét lại việc giảng chân tướng hiện nay của mình và nhắc nhở tôi trân quý cơ hội này và tầm quan trọng của việc giảng chân tướng. Tôi đã rất cảm động bởi sự kiên định của tác giả.”

Đệ tử Đại Pháp ở Bắc Mỹ: Cảm nhận được uy lực của việc giảng thanh chân tướng

Bà Hoàng Nguyệt Mai đã nhận ra tâm an dật mạnh mẽ của bản thân trong khi đọc bài chia sẻ ”Giảng chân tướng đến từng thôn làng trong huyện.”

Bà Hoàng nói: “Các học viên trong bài chia sẻ đã tới nhiều ngôi nhà để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp. Tôi sống ở ngoài Trung Quốc, vì vậy tôi không đến từng nhà để giảng chân tướng, nhưng trong quá trình thực hiện các công việc của hạng mục giảng chân tướng, tôi thường cảm thấy mệt mỏi và cay đắng. Tôi đã thầm than phiền mà quên mất rằng mình phải mang tâm biết ơn và vô tư khi cứu người. So với các học viên trong bài chia sẻ, tôi cảm thấy thật hổ thẹn.”

Một trải nghiệm mà tác giả miêu tả trong bài chia sẻ đã gây ấn tượng sâu sắc với bà Hoàng: Tác giả và một học viên khác bị giam giữ vì nói chuyện với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, khi ở trong xe cảnh sát, họ vẫn giữ chính niệm, không hề sợ hãi và vẫn thản nhiên, đồng thời họ còn nói chuyện với các nhân viên cảnh sát về Đại Pháp và cuộc đàn áp. Cuối cùng cảnh sát đã thả họ ra.

Bà Hoàng nói: “Trải nghiệm của họ đã giúp tôi ngộ điều mà Sư phụ giảng cho chúng ta, rằng [việc giảng thanh] chân tướng ”… giống như chiếc chìa khoá vạn năng“ (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003) mà có thể tháo gỡ những nút thắt trong tâm của mọi người.

Học viên Đài Loan: Tìm ra thiếu sót

Bà Bỉnh Dần nói rằng bà rất xúc động bởi bài chia sẻ “Sự từ bi của một đệ tử Đại Pháp” trong đó kể về một học viên với tâm thái cứu người cấp bách. Cô bất chấp sự an toàn của mình và ra ngoài để giảng thanh chân tướng cho mọi người hàng ngày, quanh năm suốt tháng, dù là mưa hay nắng. Cô xem chúng sinh như những người thân của mình. Bà Bỉnh nói: “Tôi cũng nhớ tới Pháp lý ‘tướng tùy tâm sinh’.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Bà Bỉnh ngộ ra rằng ý niệm của một người học viên mang theo năng lượng, và chính niệm càng mạnh, năng lượng càng lớn. Giống như những học viên giảng chân tướng cho các du khách tại các điểm du lịch đã chia sẻ rằng với những người có thái độ không tốt đối với chúng ta hay những người hiểu lầm chúng ta, như hướng dẫn viên du lịch, cảnh sát, lái xe hay những người khác, chúng ta cần thay đổi quan niệm và nghĩ rằng: “Họ tới đây là vì Pháp, họ sẽ thay đổi và ủng hộ Đại Pháp.”

Bà Bỉnh nói: “Nếu mỗi người trong chúng ta có chính niệm mạnh mẽ và kiên định, môi trường có thể thực sự thay đổi.”

Cuối cùng bà Bỉnh chia sẻ: “Tôi nhận ra thiếu sót lớn nhất của mình đó là tâm an dật. Tôi phải vứt bỏ nó và đặt toàn tâm vào việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh.”

Học viên Đài Loan: Vứt bỏ tâm oán giận ẩn sâu

Bà Kim từ Đài Loan làm việc trong ngành du lịch, bà chia sẻ rằng các học viên ở Trung Quốc Đại lục luôn giữ bản thân theo một tiêu chuẩn cao và bà đã nhận ra thiếu sót của mình trong khi đọc các bài chia sẻ.

Bà nói rằng bà đặc biệt xúc động với bài viết “Vứt bỏ tâm oán giận trong 37 ngày”.

Trong bài chia sẻ, tác giả kể rằng mình bị bắt giữ bất hợp pháp tại nhà và bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương vào tháng 4 vừa rồi. Bà đã giảng chân tướng cho thẩm phán và các nhân viên cảnh sát và được thả ra sau 37 ngày bị giam giữ. Đặc biệt, có một cảnh sát từng nhiều lần tham gia vào việc bắt giữ và tra tấn tác giả trong hơn 17 năm của cuộc đàn áp. Ông ta cũng tham gia vào vụ bắt giữ bà lần gần đây nhất. Lúc đầu, tác giả mang tâm oán giận vị cảnh sát này, nhưng đã ngay lập tức nhận ra tâm bất chính của mình và hoàn toàn trừ bỏ tâm oán hận. Trước khi rời khỏi trại tạm giam, viên cảnh sát này đã giơ ngón tay cái lên biểu lộ sự tán dương bà và nói: “Nhiều điều đã xảy ra trong những năm qua, nhưng chị vẫn không nói điều gì không tốt về tôi. Chị là một người cao quý.”

Tác giả viết rằng bà biết, mặc dù những lời này xuất phát từ miệng của người cảnh sát, nhưng đó cũng là sự khích lệ của Sư phụ dành cho bà ấy. Khi bà không còn oán giận viên cảnh sát đó, những cảm xúc tiêu cực của ông ta đối với bà cũng được Sư phụ tiêu trừ hết.

Bà Kim đã rất ấn tượng trước sự từ bi và vô tư phó xuất của tác giả. Bà kể rằng bà đã từng oán giận một nha sĩ, người trước đây đã làm tổn thương các dây thần kinh mặt của bà khi nhổ răng cho bà nhiều năm trước. Thông qua việc học Pháp, và sau một thời gian khá dài, bà Kim mới phát hiện ra tâm oán giận này của mình, và dung mạo của bà dần dần khôi phục. Và khi đọc bài chia sẻ này, bà Kim đã nhận ra khoảng cách rất lớn trong tu luyện của bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/22/356960.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/23/166506.html

Đăng ngày 19-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share