Bài viết của Đường Ân phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 13-12-2017] Gần đây Đài Loan đã từ chối nhập cảnh đối với ít nhất ba quan chức Trung Quốc, những người này từng tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện tinh thần bị ngăn cấm bất hợp pháp ở Trung Hoa. Đoàn công tác do các quan chức này dẫn đầu cũng bị từ chối nhập cảnh cùng thời gian đó.
Đến năm 2011, Viện Lập pháp và 16 quận, thành phố đã thông qua bản đề nghị không chào mừng, mời đón và tiếp nhận các quan chức Trung Quốc đã tham gia vào vi phạm nhân quyền. Các bức ảnh thể hiện: Viện Lập pháp (góc trên bên trái), Hội đồng Thành phố Tân Đài Bắc (góc trên bên phải), Hội đồng Thành phố Đài Chung (góc dưới bên trái), và Hội đồng Thành phố Cao Hùng sau khi thông qua bản đề nghị.
Nhân quyền là chí cao vô thượng
Ông Khâu Thùy Chính, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Đại lục đã xác nhận rằng Ủy ban đang hạn chế cấp phép cho những người vi phạm nhân quyền đến từ Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc lập tức bị từ chối nhập cảnh nếu họ có lý lịch bức hại các học viên Pháp Luân Công hay thuộc Phòng 610, một tổ chức ngoài pháp luật giám sát cuộc bức hại Pháp Luân Công. Điều này nhằm nhấn mạnh và thực thi các chính sách coi trọng và bảo vệ nhân quyền của Đài Loan. Ông Khâu cho biết.
Ông Khâu nhấn mạnh tôn trọng nhân quyền là chí cao vô thượng, và nhắc lại rằng Đài Loan không chào đón những người chà đạp nhân quyền.
Một viên chức nói rằng Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan đã cung cấp cho chính phủ một danh sách những cá nhân tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các tổ chức phi chính phủ khác cũng đệ trình danh sách những kẻ tội phạm vi phạm nhân quyền.
Thông lệ quốc tế về tẩy chay nhưng kẻ vi phạm nhân quyền
Nhà lập pháp Trần Đình Phi bình luận nhân quyền là một giá trị cơ bản quan trọng ở Đài Loan. Bà tin rằng chính phủ Đài Loan cần tiến hành điều tra chi tiết hơn về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc để đảm bảo rằng bất kỳ ai có hồ sơ vi phạm nhân quyền đều không được phép vào Đài Loan.
Nhà lập pháp Trương Lệ Thiện cho rằng cần phải thiết lập cơ chế đặc biệt để bảo vệ nhân quyền. Nhà lập pháp Từ Vĩnh Minh nhận xét rằng đó là một thông lệ quốc tế nhằm từ chối nhập cảnh cho những người có hồ sơ nhân quyền không trong sạch và qua cách đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền tại Đài Loan.
Đến năm 2011, Viện Lập pháp Đài Loan và 16 quận, thành phố đã thông qua bản đề nghị không chào mừng, mời đón và tiếp nhận các quan chức Trung Quốc đã tham gia vào vi phạm nhân quyền.
Bối cảnh
Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc nhờ vào những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần. Vào năm 1999, có gần 100 triệu người theo tập Pháp Luân Công. Với lòng đố kỵ và nỗi hoang tưởng sợ mất đi quyền kiểm soát người dân, Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 18 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì thực hành đức tin của mình. ĐCSTQ thậm chí tiến hành nạn thu hoạch nội tạng sống được chính phủ hậu thuẫn nhằm thu lợi nhuận trong ngành công nghiệp cấy ghép tạng.
Giang Trạch Dân trực tiếp chỉ đạo việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này. Dưới sự chỉ đạo của cá nhân họ Giang, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành các chỉ thị của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể học viên.
Do sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ, con số chính xác về số lượng học viên đã chết trong cuộc bức hại vẫn chưa được xác nhận đầy đủ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/13/357849.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/14/166746.html
Đăng ngày: 19-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.