[MINH HUỆ 23-7-2017] Tại buổi lễ kỷ niệm 18 năm cuộc kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, 17 Thượng Nghị sỹ và Hạ Nghị sỹ đã gửi thư cho các học viên Pháp Luân Công để bày tỏ sự ủng hộ nỗ lực của các học viên và lên án cuộc bức hại.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ gửi thư ủng hộ buổi thỉnh nguyện ngày 20 tháng 7 tại Đồi Nghị viện
Thượng Nghị sỹ Marco Rubio (Floria) và bức thư của ông
Thượng Nghị sỹ Rubio cho biết, là Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc hội về Vấn đề Trung Quốc, ông nhận thức rất rõ về cuộc bức hại.
Ông cho biết ông rất vui được cùng với Thượng Nghị sỹ Menendez đưa ra một Nghị quyết của Thượng viện vào tuần trước để “bày tỏ tình đoàn kết với các học viên Pháp Luân Công và lên án nạn cưỡng bức thu hoạch tạng”.
Ông viết: “Cuối cùng, Trung Quốc không bao giờ là một thành viên có trách nhiệm của thế giới vì không ngừng ngược đãi, tra tấn và đàn áp người dân nước mình, đồng thời vẫn tiếp tục tước nhân quyền cơ bản của họ. Tôi đề nghị các bạn hãy thu hút sự quan tâm đến vấn đề này, tôi sẽ song hành cùng các bạn rọi ánh sáng vào sự bất công kinh hoàng này.”
Thượng Nghị sỹ Ron Johnson (Wisconsin) viết trong thư: “Tôi muốn cùng các bạn kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc và ủng hộ cuộc đấu tranh của các bạn vì một tương lai tự do và hòa bình.”
Thượng Nghị sỹ Cornyn (Texas) ca ngợi các học viên đã tổ chức buổi kháng nghị và gửi lời chúc sự kiện thành công tốt đẹp nhất
Thượng Nghị sỹ Tammy Baldwin (Wisconsin) bày tỏ sự ngưỡng mộ trước nỗ lực không ngừng của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Bà viết: “Sự cống hiến ôn hòa của các bạn cho nhân quyền vẫn là một tấm gương cho những người khác.”
Nghị sỹ Chris Smith (New Jersey): “Chúng ta không bao giờ được im lặng trước tội ác mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng ở Trung Quốc, mà phải hành động để buộc những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm trước tội ác của chúng.”
Nghị sỹ Smith bổ sung thêm: “Là Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Hạ viện, tôi sẽ tiếp tục tổ chức các buổi điều trần, tiếp tục thảo luật. Tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các nhà ngoại giao, lãnh đạo và chính quyền Trung Quốc về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc.”
Nghị sỹ Michael Capuano (Massachusetts) viết cho các học viên Pháp Luân Công: “Tôi ủng hộ các bạn trong nỗ lực đòi quyền tự do trí tuệ và đạo đức, quyền bảo vệ đức tin của mình theo lương tâm một cách phi bạo lực.”
Nghị sỹ Keith Ellison (Minnesota) viết: “Pháp Luân Công là một đức tin xây dựng trên nền tảng hòa ái, chân thành và thiện lương… Tôi tôn trọng và đánh giá cao nỗ lực của các học viên trong việc tổ chức và giáo dục cộng đồng ở Minnesota của chúng tôi cũng như Hoa Kỳ nhằm đảm bảo nhân quyền được tôn trọng trên toàn cầu.”
Nghị sỹ Stephen Lynch (Massachusetts) viết: “Hôm nay, chúng tôi nói rõ với Trung Quốc rằng Hoa Kỳ và thế giới đang theo dõi, và chúng tôi yêu cầu Trung Quốc công nhận quyền của các học viên Pháp Luân Công và chấm dứt việc bức hại những người vô tội.”
Nghị sỹ Blaine Luetkemeyer (Missouri) cho biết ông tự hào là người đồng bảo trợ và ủng hộ nội dung của Nghị quyết H. Res. 343 tại Hạ viện vào tháng 6 năm 2016. Nghị quyết lên án tội ác thu hoạch tạng được nhà nước Trung Quốc bảo hộ và yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại đối với môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Nghị sỹ Luetkemeyer viết: “Tuy nhiên, thay vì đáp lại bạo lực bằng bạo lực, Pháp Luân Công ở Trung Quốc chỉ phản ứng bằng sự ôn hòa.”
Ông viết tiếp: “Tôi đã và sẽ tiếp tục ủng hộ luật bảo vệ tự do tôn giáo, cụ thể là giải quyết quan ngại của Quốc hội về việc xử lý việc đàn áp người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc.“
Nghị sỹ Phil Roe (Tennessee), người đồng bảo trợ Nghị quyết H.R. 343, tuyên bố ông sẽ “tiếp tục theo dõi những trường hợp vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, và sẽ phối hợp với các đồng nghiệp trong Quốc hội để thúc đẩy một xã hội tự do, dân chủ hơn.”
Nghị sỹ Paul Tonko (New York), cũng là người đồng bảo trợ Nghị quyết H.R. 343, nói ông cảm phục các học viên vì “cuộc đấu tranh bền bỉ của họ nhằm đảm bảo tất cả người Trung Quốc có quyền thể hiện đức tin của mình.” Ông viết: “Tôi sẽ tiếp tục đứng về phía các bạn khi các bạn nâng cao nhận thức và đấu tranh phản bức hại.”
Nghị sỹ Lynn Jenhins (Kansas) viết: “Tôi cùng với các Nghị sỹ khác kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công và kêu gọi thả các học viên Pháp Luân Công và tất cả các tù nhân lương tâm khác.”
Nghị sỹ Bill Foster (Illinois) viết: “Tôi rùng mình trước các báo cáo về cuộc bức hại, sự lạm dụng, cưỡng bức thu hoạch tạng, giam giữ phi pháp và tra tấn mà các học viên Pháp Luân Công đã trải qua. Tôi hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc cho phép và khuyến khích tất cả công dân nước mình tự do biểu đạt và sẽ chấm dứt những hoạt động đàn áp này.”
Nghị sỹ Patrich Meehan (Massachusetts) viết: “Giết hại những người tu luyện Pháp Luân Công để thu hoạch tạng là tội ác mà thế giới hiện đại chưa từng gặp… Tôi mong chờ được ăn mừng ngày đánh dấu sự chấm dứt cuộc bức hại này.”
Nghị sỹ Vicky Hartzler (Missouri) viết: “Tự do tín ngưỡng là quyền bất khả xâm phạm của toàn nhân loại.” Bà ca ngợi các học viên vì những nỗ lực và quyết tâm của họ khi theo đuổi công cuộc này. “Nhận thức của công chúng là chìa khóa khiến mọi thứ thay đổi và các bạn đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực trọng yếu này”, bà viết.
Nghị sỹ Mark Pocan (Wisconsin), nhà đồng bảo trợ Nghị quyết H.R. 343, viết: “… các học viên phản kháng ôn hòa trước sự bất công đối với họ bằng cách phơi bày sự lạm dụng nhân quyền của chính phủ Trung Quốc… Tôi sẽ tiếp tục tham gia cùng với các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ trên khắp Hoa Kỳ và khắp thế giới nâng cao nhận thức và chấm chứt sự bất công này.”
Nghị sỹ Tom MacArthur (New Jersey) viết: “Pháp Luân Công muốn lan tỏa hòa bình và tăng cường hiểu biết bằng cách sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Những giá trị này đối lập hoàn toàn với cách hành xử của chính quyền Trung Quốc như kiểm duyệt, phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền tự do dân sự để đàn áp để bức hại người dân của mình.”
Ông viết thêm: “Là người Mỹ, tôi tin rằng chúng tôi có nghĩa vụ ủng hộ những người đấu tranh vì tự do tín ngưỡng.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/23/351535.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/24/164774.html
Đăng ngày 29-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.