Bài viết của Thư Tuệ, phóng viên báo Minh Huệ tại Đan Mạch
[MINH HUỆ 12-12-2017] Ngày 10 tháng 12, ngày Nhân quyền Thế giới, các học viên Pháp Luân Công tại Đan Mạch và Thụy Điển đã tổ chức một cuộc mit tinh trên Quảng trường Tòa thị chính Copenhagen. Họ đã nâng cao nhận thức của công chúng về cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 18 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là nạn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công được nhà nước hậu thuẫn nhằm thu lợi nhuận trong ngành công nghiệp cấy ghép tạng.
Ông Trần Ương Triều, nhà văn người Trung Quốc, hiện cư trú tại Đan Mạch, đã thể hiện sự ủng hộ của mình thông qua lời phát biểu tại cuộc mit tinh, ông nói: “Nhân quyền của Trung Quốc đã đến mức như thế này, nếu chúng ta không thỉnh nguyện và lên tiếng bày tỏ sự quan ngại của mình, thì làm sao nó có thể chính lại được?”
Các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công
Ông Trần Ương Triều, nhà văn người Trung Quốc, phát biểu tại buổi mit tinh nhằm thể hiện sự ủng hộ
Trải nghiệm của những học viên sống sót từ cuộc bức hại
Cô Trần, học viên Pháp Luân Công, đã thuật lại quãng thời gian đầy thử thách kéo dài 7 năm của mình tại một nhà tù Trung Quốc chỉ vì cô có đức tin vào Pháp Luân Công. Học viên Bảo kể về hai lần thoát chết trước nguy cơ bị thu hoạch tạng.
Cô Trần kể lại cuộc thử thách kéo dài 7 năm tại nhà tù Trung Quốc.
Bà Bảo kể về nguy cơ trở thành một nạn nhân của nạn thu hoạch tạng
Bà bảo hồi tưởng lại hai lần trải qua các cuộc kiểm tra sức khỏe đặc biệt dành cho các học viên Pháp Luân Công khi bà bị giam tại Nhà tù nữ Thượng Hải. Bà nói rằng các học viên đã được kiểm tra từng cơ quan tạng một cách kỹ lưỡng và được xét nghiệm nhiều lần. “Điều đó rất bất thường bởi vì một mặt các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tàn bạo, nhưng mặt khác họ lại được khám sức khỏe một cách đặc biệt.” Bà Bảo nói: “Một số học viên bị bắt đã từ chối khai tên của mình [do chính sách liên đới của chế độ cộng sản], đã biến mất sau cuộc kiểm tra sức khỏe đó. Có lẽ họ đã bị giết để lấy tạng.”
Cư dân địa phương: Nạn thu hoạch tạng sống liên quan đến tất cả mọi người trên hành tinh này
Cư dân địa phương Zeenshan bình luận: “Khi nghe thấy các bạn giải thích cho tôi toàn bộ sự việc này, tôi rất kinh ngạc. Quả là vô cùng chấn động trước một sự việc như thế đang diễn ra tại Trung Quốc. Nó liên quan đến toàn thể nhân loại, không chỉ riêng gì Trung Quốc. Nó liên quan tới mọi người trên hành tinh này.”
Nhiều người cũng đã bị sốc như Zeenshan khi họ biết đến tội ác thu hoạch tạng sống, đặc biệt khi nó được chính phủ hậu thuẫn. Họ đã ký tên vào bản thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo này.
Bối cảnh
Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc nhờ vào những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần. Vào năm 1999, có gần 100 triệu người theo tập Pháp Luân Công. Với lòng đố kỵ và nỗi hoang tưởng sợ mất đi quyền kiểm soát người dân, Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 18 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì thực hành đức tin của mình. Thậm chí ĐCSTQ, dưới sự hậu thuẫn của nhà nước, đã tiến hành thu hoạch tạng sống nhằm thu lợi nhuận trong ngành công nghiệp cấy ghép tạng.
Giang Trạch Dân trực tiếp chỉ đạo việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này. Dưới sự chỉ đạo của cá nhân họ Giang, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành các chỉ thị của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể học viên.
Do sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ, con số chính xác về số lượng học viên đã chết trong cuộc bức hại vẫn chưa được xác nhận đầy đủ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/12/357796.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/13/166733.html
Đăng ngày: 17-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.