Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-10-2017] Chiều ngày 30 tháng 9 năm 2017, khoảng 1.500 học viên từ khắp Châu Âu đã tham gia một cuộc mít tinh và diễu hành.
Tại buổi mít tinh, ông Đường Hán Long, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp đã giải thích rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện ôn hòa tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và pháp môn này đã nhanh chóng được phổ truyền vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Xuất phát từ lòng đố kỵ và lo sợ mất đi quyền kiểm soát người dân nên Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Bà Françoise Hostalier, Cựu Bộ trưởng Pháp cũng tham dự buổi mít tinh và tham gia lễ diễu hành diễn ra sau đó. Với cương vị là chủ tịch của Hiệp hội Hành động Quốc gia vì quyền con người droits de l’Homme, bà nhắc lại những lợi ích mà Pháp Luân Công mang đến cho xã hội và các học viên, đồng thời bà cũng kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo này.
Bà nhận xét rằng tại Pháp, người dân có thể tự do thể hiện quan điểm và lựa chọn tín ngưỡng của mình. Thật không may, trên thế giới này không phải ai cũng có được quyền đó. Bà cho biết Tuyên ngôn Nhân quyền được 18 thành viên của Ủy ban Nhân quyền soạn thảo trước khi được ký kết vào ngày 7 tháng 12 năm 1948. Trong số những người tham gia soạn thảo có ông René Cassin cuả Pháp và Phó Chủ tịch Trương Bành Xuân của Trung Quốc.
Cụ thể hơn, Điều 14 của văn bản này ghi rõ: “Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.” Ngoài ra, Điều 3 còn ghi: “Ai cũng có quyền được sống, tự do và an toàn thân thể” trong khi Điều 5 bao gồm: “Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.”
Nhưng ở Trung Quốc, hàng trăm ngàn người đã bị bắt giam, tra tấn và bị cưỡng bức lao động, đơn giản chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công, bà Hostalier nhấn mạnh. Bà nói thêm rằng Pháp Luân Công không có mục tiêu chính trị, cũng không gây ra bất cứ mối đe dọa nào đối với xã hội. Thay vào đó, hệ thống thiền định này giúp con người khỏe mạnh hơn và giúp họ cải thiện tinh thần.
Khi [Pháp Luân Công] phổ truyền ở Trung Quốc vào đầu những năm 1990, pháp môn này đã được các nhà chức trách ủng hộ. Tại sao chỉ sau vài năm Pháp Luân Công đã bị ngăn cấm một cách tàn bạo? Bà hỏi. “Thực tế, mọi người đều biết rằng pháp môn này bị Giang Trạch Dân ngăn cấm chỉ vì những lý do cá nhân của chính ông ta.” Bà nói rằng ngay cả một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản cũng không đồng tình với cuộc đàn áp này, nhưng nó vẫn xảy ra và vẫn tiếp diễn cho đến ngày này.
Cựu Bộ trưởng Pháp, bà Françoise Hostalier phát biểu ủng hộ các học viên tại buổi mít tinh
Bà cho biết nhiều báo cáo đã xác nhận về cuộc bức hại kinh hoàng này ở Trung Quốc. Theo một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, một phần ba số người bị giam trong các trại cưỡng bức lao động của Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công. Sau khi hệ thống trại lao động này bị bãi bỏ vào năm 2013, nhiều học viên đã bị đưa đến các bệnh viện tâm thần hoặc trại giam.
Một báo cáo của Liên Hợp quốc năm 2006 đã liệt kê nhiều vụ tra tấn ở Trung Quốc. Trong số đó 66% nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công. Cùng năm đó, nạn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc đã bị vạch trần. Đã có rất nhiều nghị quyết tại Nghị viện Châu Âu (vào năm 2006, 2010, và 2013) lên án những hành vi phi đạo đức này ở Trung Quốc.
Vào cuối bài phát biểu, bà Hostalier nhận xét rằng Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa cổ truyền và một lịch sử lâu đời phong phú. Bà hy vọng cuộc bức hại sẽ chấm dứt, và các thủ phạm sẽ bị đưa ra công lý. Bà tin tưởng rằng chính nghĩa và tự do nhất định thắng lợi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/16/355533.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/18/166089.html
Đăng ngày: 22-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Đăng ngày 31-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.