Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 1-9-2017] Tôi là một đệ tử Đại Pháp ở vùng nông thôn Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Mùa đông năm ngoái, hai vợ chồng tôi lên núi thì thấy mảnh ruộng mà chúng tôi đã trồng trọt nhiều năm bị hàng xóm dùng máy đào để lấy chỗ đất tốt của nhà tôi mang về chỗ họ. Năm cây đào mà tôi trồng cũng bị kéo bật gốc, nằm héo khô ở đó.

Hơn nữa, người hàng xóm này thậm chí còn trồng những cây đào của họ trên đất của tôi và chiếm lấy phần đất đó.

Vợ tôi rất giận và muốn tranh cãi với ông ấy. Tôi ngăn cô ấy lại: “Thôi bỏ qua đi, trong tu luyện không có việc ngẫu nhiên. Chúng ta là người tu luyện, chúng ta đều biết mối quan hệ giữa được và mất. Mất bao nhiêu thì được bấy nhiêu.”

Sư phụ giảng:

“Cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Chuyển Pháp Luân)

Có thể chuyện này xảy ra bởi vì kiếp trước chúng tôi đã nợ người kia.

Sau đó khi gặp lại người hàng xóm, tôi rất bình tĩnh như thể không có chuyện gì xảy ra. Sau đó, khi người hàng xóm thấy rằng đối diện với việc bị họ cướp đất, chúng tôi không gây ồn ào và vẫn đối xử với họ như trước kia, họ cảm thấy rất hổ thẹn.

Đặc biệt là vợ của người hàng xóm, bà đối xử rất nồng hậu với chúng tôi. Bà thường trò chuyện thân mật và không muốn chúng tôi rời đi. Bà nói: “Tôi thích kết bạn với những người như anh chị. Những điều anh chị nói nghe rất có lý lẽ.”

Khi xảy ra mâu thuẫn với chồng, bà thường nói với ông ấy: “Chúng ta nên học theo các học viên Pháp Luân Công.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/1/353215.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/20/165488.html

Đăng ngày 12-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share