Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 22-8-2017] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1997. Trước đây thân thể tôi rất yếu nhược và cần có chồng giúp mỗi khi leo cầu thang. Ngay cả khi thời tiết nóng, chân tay của tôi vẫn bị lạnh. Tôi còn có bệnh về dạ dày, chứng mất ngủ và các bệnh tật khác. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công được vài ngày, sức khoẻ của tôi đã cải thiện. Tôi lấy lại được sức lực và có thể leo lên cầu thang mà không cần sự hỗ trợ.
Tuy nhiên, tôi đã không chăm chỉ học Pháp, thỉnh thoảng mới luyện công và cũng không tu luyện tâm tính. Năm 2004, tôi đột nhiên ngã bệnh, cảm thấy yếu và hụt hơi Tôi không thể đi lại nếu không có người giúp. Tôi vật lộn giữa sự sống và cái chết.
Tuy nhiên tôi vẫn tín Sư tín Pháp và cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Tôi tích cực đọc tất cả kinh văn của Sư phụ và hối hận vì trước đây đã không nghiêm túc trong tu luyện. Tôi quyết định từ nay sẽ thực hành tu luyện một cách tinh tấn. Dần dần tôi đã học cách chiểu theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn và hành xử theo những yêu cầu của Đại Pháp.
Dưới đây tôi xin chia sẻ một vài sự việc mà từ đó tôi đã học được cách hướng nội và đề cao trong tu luyện.
Tu tâm tính, không kể được mất
Tại nơi làm việc, tôi là một trưởng bộ phận. Trong quá trình tái cấu trúc công ty, một vị giám đốc mới được điều đến. Cấp trên đánh giá cao thành quả công việc của tôi và đề nghị tôi chuyển sang phòng ban khác, hơn nữa còn bảo tôi chọn phòng ban nào cũng được.
Sư phụ đã giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:
“Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu.”
“Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được. Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần chiểu theo tiêu chuẩn ấy mà làm.”
Tôi quyết định từ chối đề nghị của cấp trên. Giám đốc mới chưa nắm bắt được tình hình hiện tại, tôi có trách nhiệm giúp đỡ ông ấy ổn định trong vai trò mới.
Tuy nhiên, sau khi giám đốc mới ổn định tổ chức, ông ấy bắt đầu soi mói tìm lỗi của người khác. Tôi đã bị giáng chức. Đại Pháp đã dạy chúng ta phóng hạ danh, lợi, tình. Tôi không phàn nàn và không cảm thấy cay đắng. Sau đó, ông ấy lại yêu cầu tôi dọn dẹp phòng làm việc của ông ấy, với lý do tôi là người làm việc có trách nhiệm, người khác làm sẽ không được tốt. Lúc đó tôi cảm thấy vô cùng uỷ khuất, không cầm được nước mắt
Tôi nhớ lại những lời Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:
“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.”
Tôi nghĩ: “Đây chẳng phải là cơ hội để tôi đề cao tâm tính sao? Tôi nên cảm thấy vui mới đúng” Tôi quyết sẽ phải làm tốt. Tôi đã dọn sạch phòng của giám đốc và thậm chí còn sắp xếp lại các tài liệu trong văn phòng.
Tôi làm việc chăm chỉ và luôn nghĩ cho người khác trước. Kết quả là cấp trên tin tưởng tôi và đưa tôi lên làm phụ trách mua sắm cho công ty. Tôi từ chối nhận hối lộ từ các nhà cung cấp và từ chối vô số quà tặng. Hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều hàng giả và sản phẩm kém chất lượng. Tôi luôn lựa chọn hàng hoá một cách cẩn thận bằng cách so sánh giá cả và chất lượng.
Tôi nói với các nhà cung cấp rằng mọi người cần làm ăn trung thực và không nên gây hại cho người khác, nếu không thế hệ tương lai của chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả do những việc làm sai trái của chúng ta. Một nhà cung cấp nói với tôi rằng ông ấy rất kính trọng cách hành xử của tôi. Rất nhiều đối tác cũng được biết chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và đồng ý thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hoá giải mâu thuẫn bằng cách hướng nội
Có một học viên từng nói: ”Tôi đã ngộ được Pháp lý tại cao tầng, nên tôi không cần luyện công nữa.” Tôi nghe vậy rất khinh thường và nói: “Không thể như vậy được? Khi chị chưa viên mãn, thì chị vẫn cần luyện công.” Cô ấy nói rằng tầng thứ tu luyện của tôi thấp và tôi không thể nhận thức được các nguyên lý tại cao tầng. Tôi muốn nói với cô ấy rằng cô ấy đã đi sai đường và đang tìm cớ để không phải luyện công.
Khi về nhà, tôi nhanh chóng đi tìm các bài giảng Pháp của Sư phụ có liên quan đến việc luyện công và đưa cho cô ấy xem. Cô ấy không đồng ý. Một học viên khác cũng chia sẻ quan điểm giống cô ấy. Chúng tôi đã tranh cãi với nhau. Trên đường về nhà, tôi tự hỏi tại sao tôi lại thất bại trong việc thuyết phục họ. Tôi đã làm sai điều gì?
Tôi đã hành xử có trách nhiệm đối với các học viên khác khi nói cho họ biết rằng nhận thức của họ là sai. Trong tâm tôi nói với Sư phụ: “Con biết có phương diện nào đó con cần phải đề cao, nên mới khiến các học viên không đồng ý với những gì con nói.”
Tôi bỏ qua vấn đề đó. Sau khi học Pháp, tôi nhận ra tôi đã sai ở đâu: Tôi chấp trước vào việc phải thắng trong cuộc tranh luận. Tôi đã nói với thái độ giận giữ. Do đó, kết quả trái ngược với những gì tôi kỳ vọng.
Sư phụ đã giảng:
“ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! Trong tâm người ta không phục mà chỉ là phục tùng ở bề ngoài, như vậy khi nhìn không thấy thì vẫn hành sự theo ý nguyện của chính mình.” (Thanh tỉnh – Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Chẳng phải cư xử của các học viên đó là tấm gương phản ánh những thiếu sót trong tôi? Chẳng phải tôi cũng đang lơ là việc luyện công? Khi một học viên nói với tôi rằng tôi không ngộ được các nguyên lý tại cao tầng, chẳng phải đó là lời nhắc nhở rằng tôi thích thể hiện bản thân? Tôi đã không thể hiện ra lòng tốt với các đồng tu mà chỉ muốn chiến thắng trong cuộc tranh luận. Điều đó chẳng phải là đi ngược lại nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn? Sau đó, tôi được nghe từ học viên khác rằng những học viên tranh luận với tôi đã thừa nhận họ sai và những gì tôi nói là đúng.
Qua sự việc này, tôi học được rằng buông bỏ tự ngã là một cảm giác kỳ diệu. Thậm chí nếu tôi thắng trong cuộc tranh cãi, thì đó chỉ là chiến thắng trên bề mặt người thường. Đó là tu luyện sao? Khi tôi nhìn thấy điều sai của những học viên khác, chẳng phải điều đó có nghĩa là tôi đang có chấp trước cần buông bỏ hay sao?
Giảng chân tướng cứu người là sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp
Sư phụ đã giảng:
“Đệ tử Đại Pháp đảm bảo được việc tu luyện hàng ngày là điều tất yếu, giảng chân tướng và cứu người là sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp. Trên con đường tiến đến viên mãn, thiếu đi một trong hai [việc] đều không thể được. Làm được ra sao chính là [phản ánh] trạng thái tu luyện tinh tấn hay không. Hình thức xã hội có thể thay đổi, nhưng yêu cầu của tu luyện sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi, bởi vì đó là tiêu chuẩn của vũ trụ, là tiêu chuẩn của Đại Pháp.” (Lời nhắc nhở)
Ngoài việc tham gia vào các hạng mục đòi hỏi phối hợp nhóm để cứu người, tôi cũng giảng chân tướng Đại Pháp cho mọi người vào thời gian rảnh rỗi. Lúc đầu tôi cảm thấy lo lắng nhưng dần dần đã trở nên tự tin hơn. Tôi phát hiện ra rằng nếu điều mình nói ra là chân thành và từ bi, phần lớn mọi người đều chấp nhận chân tướng. Nếu tôi không đặt tâm vào và coi đây chỉ là một nhiệm vụ cần hoàn thành, kết quả thường sẽ không được tốt.
Một lần, tôi bị báo cảnh sát khi đang phân phát tài liệu với tâm muốn nhanh chóng hoàn thành công việc. Tôi đã xin Sư phụ gia trì cho tôi thêm chính niệm. Tôi bình tĩnh lại và nói chuyện với các nhân viên cảnh sát về Đại Pháp và về cuộc bức hại. Tôi đã hướng nội tìm chấp trước và được thả ra sau vài giờ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/22/遇到矛盾向内修-349512.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/20/165487.html
Đăng ngày 11-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.