Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-7-2017] Gần đây, tôi đã thảo luận với những học viên khác về vấn đề giải cứu các học viên đã bị bắt giữ hoặc bị giam trong hắc lao.
1. Thể ngộ từ Pháp
Những niệm đầu bất chính có thể trở thành lý do bị bức hại nghiêm trọng
Học viên B kể với tôi rằng, năm 2003, học viên A ở Đại học Thanh Hoa đang ở độ tuổi đôi mươi đã bị cảnh sát tra tấn rất mạnh vào đầu. Học viên này bị kết án tám năm tù ở Bắc Kinh. Học viên này đã trở thành một người thực vật và bị chuyển đến khu Nội Mông Cổ để thụ án. Nỗ lực giải cứu anh đã không thành công.
Hóa ra là học viên A này đã có niệm đầu là đánh bom trại tạm giam để “cứu” các học viên. Thậm chí sau đó có học viên đã chia sẻ với anh ấy rằng đó không phải là chính niệm dựa trên Pháp và rằng đó là nghiệp tư tưởng, nhưng anh ấy vẫn không bài trừ niệm đầu đó. Các học viên đã không thể giúp anh ấy đề cao thể ngộ, và anh ấy không tu xuất đủ thiện tâm.
Thể ngộ cá nhân của tôi là tà ác mà chúng ta nhắc đến là những sinh mệnh ở các không gian khác, không phải người thường trong không gian này. Mọi người ở trong thế giới này đều là những sinh mệnh mà chúng ta cần cố gắng hết sức cứu họ.
Lý do vì sao anh này bị bức hại nghiêm trọng đến thế là vì trong lịch sử anh ấy đã giết những người khác. Tuy nhiên, nếu anh ấy không có sơ hở trong tâm tính của mình thì tà ác chắc hẳn đã không thể truy tìm anh ấy.
Anh ấy bị tra tấn rất nghiêm trọng bởi vì anh ấy không muốn cứu những viên cảnh sát đó. Anh ấy đã không tu thiện. Anh ấy đã không ngộ ra điều này và thay vào đó đã phát triển tâm oán hận, và anh ấy đã coi khinh những người đó. Anh ấy đã không đạt được những yêu cầu cơ bản của Đại Pháp và thậm chí đã không đạt được tiêu chuẩn của cựu vũ trụ.
Sau vài năm anh ấy đã được thả. Vì anh ấy đã không tu thiện nên Sư phụ chỉ có thể giúp giải quyết kiếp nạn của anh ấy đến mức này. Nếu các học viên có thể giúp anh ấy tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đào ra gốc rễ của những niệm đầu bất hảo, và chân chính tu thiện trong Đại Pháp, thì anh ấy chắc hẳn đã có thể hồi phục nhanh chóng.
Trên thực tế thì đối với các học viên đã được thả ra khỏi nhà tù do ốm bệnh, không kể nhục thể của họ bị bức hại nghiêm trọng đến đâu, nếu các học viên đó hướng nội tìm ra gốc rễ của vấn đề thì họ sẽ có thể phục hồi trong Đại Pháp. Một lý do chính khiến họ không hồi phục nhanh chóng là vì họ đã không tu thiện.
Tâm oán hận và trách cứ chỉ làm cho việc bức hại tồi tệ thêm
Học viên C ở trường Đại học Giao thông Thượng Hải đã bị mất tích vào tháng 4 năm 2003. Tôi nhận thấy anh ấy đặt toàn tâm toàn ý cống hiến cho Đại Pháp. Tuy nhiên, anh ấy đã không chú ý đến việc học Pháp hoặc đồng hóa với Pháp và tu thiện.
Sau khi anh ấy bị bắt ở Thượng Hải, anh ấy đã bị tra tấn. Khi được chuyển về quê nhà ở tỉnh Giang Tây, anh ấy đã bị nhốt ở một vài trại tạm giam. Bất cứ đến nơi nào, anh ấy đều bị tra tấn tàn bạo vì trong lịch sử anh ấy đã nợ nhiều mạng người ở những nơi này. Cuối cùng anh ấy bị tra tấn đến chết và trả hết nợ nghiệp. Đây là một ví dụ điển hình của việc ký kết với cựu thế lực trong lịch sử.
Sư phụ giảng:
“…chỉ cần chư vị bước đi cho chính, kỳ thực tôi đều có thể Thiện giải. Tôi nhất định có thể khiến tâm cực đoan kia biến thành tốt, tôi chính là có thể khiến họ không lại đòi mệnh của họ nữa, bởi vì tôi dùng Pháp mà giải khai chỗ khúc mắc trong tâm của họ, điều gì tôi cũng có thể làm được. Chư vị hễ có chấp trước không buông xuống, thì không giải khai được, Sư phụ cũng khó làm.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Sau khi học viên C bị bắt giữ, anh ấy đã nổi tâm oán hận đối với cảnh sát đã tra tấn anh ấy. Vì nợ rất nhiều mạng người trong quá khứ nên anh ấy đã bị tra tấn rất tàn bạo. Anh ấy nghĩ rằng những kẻ hành ác này không thể được cứu độ. Anh ấy đã không giảng chân tướng cho họ. Anh ấy đã không muốn cứu họ.
Trên thực tế thì rất nhiều cảnh sát có thể được cứu. Nếu anh ấy làm thế thì chắc hẳn kết quả đã hoàn hảo. Nếu anh ấy có thể lấy thiện đãi họ và có mong muốn cứu họ thì chắc hẳn Sư phụ đã có thể thiện giải những nợ nghiệp của anh ấy trong quá khứ. Tuy nhiên, anh ấy đã quên điều Sư phụ dạy là:
“Nếu chư vị không thể yêu quý kẻ thù của mình, thì chư vị không viên mãn được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc châu [1999])
So sánh việc bị giam giữ với độc tu
Bị bắt và giam giữ là những khổ nạn và bức hại. Vài học viên phải tu luyện trong môi trường rất hà khắc, đạt đến tầng thứ nhất định, và cứu những chúng sinh có tiền duyên để viên mãn ở tầng sở tại. Một vài học viên đã đạt đến tầng thứ của họ từ trước và không còn bị cựu thế lực bức hại nữa. Việc này là nhờ nỗ lực giải cứu của các học viên nhưng yêu cầu là học viên bị bắt giữ phải đạt được tiêu chuẩn tu luyện của họ, mà điều này mới là trọng yếu.
Bị bắt giữ nghĩa là bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài. Điều này chẳng phải giống với tu luyện trong hang động là gì? Điều này là để cắt đứt mọi lo lắng và ràng buộc trong thế giới người thường và tu bỏ mọi dục vọng và tâm chấp trước để đạt đến viên mãn. Điều mà một học viên cần tập trung vào là phát chính niệm, giảng chân tướng, và học thuộc Pháp, nhẩm Pháp. Học viên không bao giờ được hợp tác với tà ác. Nếu học viên có thể đạt được tiêu chuẩn này thì cựu thế lực không thể an bài bất cứ khổ nạn nào và những nỗ lực giải cứu từ bên ngoài sẽ dễ thành công hơn.
Nghiệp bệnh nghiêm trọng cũng tương tự như vậy. Điều này dường như là các sinh mệnh đang tìm cách giết hại người học viên đã phong bế học viên đó. Học viên nên ngay lập tức bài trừ các tâm chấp chước và tình của người thường. Một vài học viên đã được thông báo ở bệnh viện là họ sắp chết, nhưng họ đã nhận ra rằng đây là khảo nghiệm và xử lý được tốt. Họ đã sớm bình phục.
2. Chính hành và chính ngộ sau khi bị bắt giữ
Nếu các học viên giữ được chính niệm và chính hành sau khi bị bắt giữ thì nỗ lực giải cứu thường đạt được hiệu quả tốt.
Tín Sư tín Pháp
Nếu học viên có thể ngộ được rằng điều này giống như tu xuất khỏi xã hội người thường thì sẽ dễ dàng kiên định trong tu luyện Đại Pháp. Nếu học viên không kiên định hoặc có nghi tâm thì nỗ lực giải cứu sẽ không thành công. Khi các học viên ít lo lắng hoặc sợ hãi thì tôi có thể nhận thấy rằng chính niệm của các học viên hỗ trợ bên ngoài rất có hiệu quả.
Dùng tín tâm mạnh mẽ đối với Pháp để bài trừ tâm sợ hãi
Sư phụ giảng:
“Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Trong ma nạn có thể thanh trừ nghiệp lực, trong ma nạn có thể trừ bỏ nhân tâm, trong ma nạn có thể khiến chư vị đề cao lên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)
Nếu thực sự tin vào những điều Sư phụ giảng thì chúng ta sẽ không thấy sợ hãi. Miễn là chúng ta làm tốt, Sư phụ sẽ có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề. Vậy chúng ta còn phải sợ gì nữa chứ?
Nếu chúng ta tu bỏ được tâm sợ hãi, chúng ta có thể vượt qua được quan sinh tử. Khi chúng ta đạt được tiêu chuẩn ở phương diện chủ yếu này thì chúng ta sẽ dễ đạt được tiêu chuẩn ở những phương diện khác.
Không hợp tác với tà ác;không cung cấp thông tin
Không cung cấp thông tin là một trong những cách không hợp tác với tà ác. Các cuộc thẩm tra là để bức hại bạn và các học viên khác. Nếu bạn cung cấp bất cứ thông tin nào thì tà ác sẽ tiếp tục đeo bám bạn. Vài học viên đã bị chính quyền lừa dối và nghĩ rằng chính quyền sẽ thả họ nếu họ chịu cung cấp thông tin. Tuy nhiên, họ càng cung cấp thông tin thì họ càng tạo nhiều nghiệp, và sự bức hại càng trở nên tồi tệ. Điều này cũng làm cho nỗ lực giải cứu gặp nhiều khó khăn hơn.
Tu nhân tố có thể giải thể tà ác – Từ bi
Một vài học viên không có tâm sợ hãi. Họ tranh luận với những kẻ hành ác. Tâm oán hận và thù ghét tăng lên cùng với tâm trạng tức giận của họ. Điều này không làm cho sự bức hại giảm nhẹ đi. Nỗ lực giải cứu thường không thành công. Tại sao? Đây có phải là điều mà một Giác Giả sẽ làm không?
Chúng ta nên áp chế tà ác trong những thời khắc then chốt. Tuy nhiên, điều này cần xuất phát từ căn nguyên là tâm từ bi.
Một học viên đã chia sẻ một câu chuyện tu luyện. Một cảnh sát đang đánh một học viên trong khi cậu con trai của viên cảnh sát này đang chơi cạnh ông ta. Người học viên nói với kẻ hành ác: “Ông đừng quên rằng mình là công an nhân dân! Hãy đưa con trai của ông ra chỗ khác. Nếu không, khi cháu lớn lên, cháu sẽ biết rằng ông đã đàn áp các học viên Đại Pháp như thế này và cháu sẽ coi thường ông đấy.” Ngay lập tức vị cảnh sát này không đánh học viên đó nữa và bảo cậu con trai cảm ơn bà ấy. Ông ấy không bao giờ đánh các học viên nữa.
Một học viên đã bình tĩnh giảng chân tướng cho một vị quan tòa ở tòa án và hỏi vị đó rằng: “Ông có chống lại Chân – Thiện – Nhẫn không? Tôi biết ông không làm thế. Tôi hy vọng rằng ông có thể nhớ rằng Chân – Thiện – Nhẫn hảo để ông có thể có một tương lai tốt.” Sau đó học viên này đã được thả.
Sư phụ giảng:
“Thực ra Từ Bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần. Càng Từ Bi thì năng lượng càng lớn, các thứ bất hảo đều bị giải thể rớt cả. Đó là điều, mà trước đây Thích Ca Mâu Ni, hoặc những người tu luyện khác cũng vậy, đều chưa từng giảng. Biểu hiện lớn nhất của Thiện chính là Từ Bi; Ông là thể hiện năng lượng to lớn. Ông có thể giải thể hết thảy những gì không đúng đắn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)
Với tâm oán hận, giận dữ và thù ghét trong tâm, chính niệm sẽ không khởi tác dụng được đầy đủ. Chúng ta nên tu thiện trong khổ nạn và lấy thiện đãi người. Bằng cách này, chính niệm sẽ có uy lực mạnh hơn trong việc giải thể bức hại của tà ác.
Hướng nội và nhẩm Pháp để giải thể tà ác
Trong khi bị giam giữ, học viên nên hướng nội và nhẩm Pháp nhiều hơn. Nếu học viên không thể nhớ Pháp nhiều thì có thể nhẩm Luận Ngữ. Trong khi ở trung tâm tẩy não, học viên có thể luôn niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”
Sư phụ giảng:
“Niệm “Đại Pháp hảo” không chỉ hữu hiệu đối với người thường, mà cũng hữu hiệu đối với đệ tử Đại Pháp thanh lý tư tưởng. Chư vị bảo các tế bào toàn thân đều niệm ‘Đại Pháp hảo’, thì chư vị sẽ phát hiện rằng trong chỉnh thể thân thể đều đang chấn động. (vỗ tay) Vì [điều mà] niệm dấy động lên là Pháp, do đó mới có uy lực lớn nhường ấy. “ (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)
Nếu có thể niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” đến mức mà từng chữ hiện ra trước mắt bạn thì tất cả những suy nghĩ người thường sẽ bị giải thể và các chấp trước sẽ biến mất. Nếu bạn có thể làm được như thế thì khi tà ác tra tấn, bạn sẽ không cảm thấy đau một chút nào hết. Các sinh mệnh tà ác sẽ sợ bạn và sẽ không bức hại bạn. Có thể chúng không muốn giam giữ bạn thêm nữa. Trong trường hợp này thì nỗ lực giải cứu cũng sẽ dễ dàng.
3. Sử dụng phương thức tuyệt thực một cách hiệu quả
Tuyệt thực có hiệu quả trong xã hội như một phương thức để phản kháng ôn hòa. Nhiều học viên bị giam giữ đã dùng phương cách này. Một vài học viên đã có những chứng ngộ trong quá trình này. Nhiều học viên đã được giải cứu thành công và được thả sớm. Tuy nhiên các học viên khác đã không có kết quả tốt.
Niệm đầu của học viên là vô cùng quan trọng. Vài học viên tuyệt thực để tìm kiếm công lý cho Đại Pháp. Một vài tuyệt thực để có được môi trường học Pháp và luyện công. Một vài phản đối lại sự bức hại các đồng tu, v.v. Miễn là tâm của các học viên ở trong Pháp thì sẽ không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra. Đây là tu luyện.
Tuy nhiên, từ bi cần phải qua một quá trình. Khi bọn họ bức thực các học viên, những kẻ hành ác không có ý định xấu nào cả. Nếu các học viên phản kháng mạnh mẽ, họ sẽ cảm thấy rằng học viên này thực sự không muốn sống. Bọn họ sẽ sinh ra phản cảm với các học viên và Đại Pháp, điều này đổi lại, sẽ tạo rào cản cho họ trong việc tiếp nhận chân tướng về Đại Pháp. Tuyệt thực với tâm từ bi sẽ cảm động lòng người xung quanh bạn và giúp mọi người tiếp nhận chân tướng dễ dàng hơn.
4. Phối hợp với các học viên ở bên ngoài
Tận dụng nhận thức của công chúng
Sư phụ giảng:
“Vạch trần cảnh sát tà ác và kẻ xấu, công bố ở xã hội những hành vi ác của họ, cách làm đó là có tác dụng làm những kẻ ác không còn lý tính kia phải kinh hãi vô cùng, đồng thời giảng chân tướng tại địa phương [của tà ác] cũng khiến cho dân chúng thấy rõ và nhận thức một cách trực tiếp được bức hại của tà ác, đồng thời cũng là biện pháp rất tốt để cứu độ dân chúng bị vu khống đầu độc và lừa dối. Hy vọng toàn thể đệ tử Đại Pháp cũng như học viên mới ở Trung Quốc đều làm thật tốt việc này.” (“Lời bình” – Tinh tấn yếu chỉ III)
Sư phụ giảng:
“những điều đó có thể đăng tin lên Minh Huệ Net, để học viên liễu giải rõ ràng hơn nữa và đăng tin rõ ra về tà ác, để các học viên đương địa vạch trần những kẻ xấu kia. Những việc này Minh Huệ cần hợp tác hỗ trợ, bảo những địa phương nào chưa làm như vậy hoặc làm chưa đầy đủ cho học viên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm)
Trong thời gian dài chúng ta vẫn chưa làm được tốt phương diện này. Chúng ta không muốn dựa vào người thường. Tuy nhiên, cách tốt hơn là giảng chân tướng. Người ta thường để ý đến mọi người và mọi việc xung quanh họ. Nhận thức của công chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc áp chế tà ác và cũng đóng góp to lớn trong việc cứu độ chúng sinh. Đây là đang tận dụng tốt nguồn tài nguyên trong xã hội. Việc này sẽ giúp cứu độ chúng sinh và giải cứu các học viên.
Không tập trung quá nhiều vào hình thức
Một vài học viên rất nhiệt tình trong nỗ lực giải cứu. Thậm chí họ còn muốn các học viên ở các tỉnh khác tham gia vào việc phát chính niệm. Yếu tố then chốt ở đây là cái tâm. Nếu mọi người chia sẻ kinh nghiệm và thể ngộ dựa trên Pháp và làm việc này bằng tâm thuần tịnh thì kết quả sẽ đạt được tốt nhất.
Đặt tâm vào quá trình và sự phối hợp, hơn là kết quả.
Đừng áp những niệm đầu bất hảo lên những học viên đang bị bắt giữ. Hãy giúp tăng cường chính niệm cho họ và đặt tâm vào nỗ lực giải cứu. Không kể kết quả cuối cùng như thế nào, việc đặt tâm vào sẽ giúp giảm áp lực lên học viên bị giam giữ và giảm thiểu can nhiễu và bức hại của tà ác. Nỗ lực và quá trình giải cứu chính là tu luyện. Đó là khảo nghiệm về sự phối hợp chỉnh thể.
Được thả ngay lập tức không chỉ là dấu hiệu duy nhất của việc giải cứu thành công. Cũng có những nhân tố phức tạp khác. Đối với các học viên mà bị giam giữ cho đến khi mãn hạn tù thì đây cũng là một nỗ lực giải cứu thành công vì chắc hẳn nguyên ban đầu họ đã bị an bài phải ra đi, và nỗ lực giải cứu đã giúp họ ra tù mà vẫn toàn mạng.
Quá trình còn quan trọng hơn. Giữ chính niệm là vô cùng then chốt.
Dùng các luật sư một cách trí huệ
Nhiều nơi đã thuê luật sư để biện hộ cho các học viên bị bắt giữ. Các luật sư được trả rất nhiều tiền, thế nhưng hầu hết các nỗ lực giải cứu đều không thành công. Vấn đề ở đây là gì?
Nhiều luật sư đã lợi dụng tình huống này và cố kiếm lời bằng cách thương lượng với bên tòa án và bên nguyên. Họ chỉ đóng kịch ở trên tòa. Một vài luật sư thậm chí còn công nhiên tuyên bố với quan tòa rằng: “Tôi sẽ nói những điều tôi phải nói. Các vị sẽ làm những điều mình muốn làm.” Các học viên nên chính lại các hành vi này của luật sư.
Tôi được biết các học viên ở vài nơi đã làm rất tốt. Họ giảng chân tướng cho luật sư. Họ hình thành một chỉnh thể, thực sự khơi dậy được phần biết của những người làm trong hệ thống luật pháp và áp chế tà ác. Đổi lại, họ đã giải cứu thành công những học viên bị bắt giữ.
Tôi cũng thấy rằng mỗi lần mà một luật sư thành công trong việc giải cứu học viên thì điều đó không phải là do luật sư đó làm được. Thực ra, các học viên ở cả bên trong và bên ngoài phối hợp rất tốt với nhau, và họ đã hình thành một chỉnh thể. Chỉ khi các học viên ở cả trong và ngoài đạt được tiêu chuẩn thì họ mới có thể đột phá. Các luật sư chỉ là giúp đưa thông tin liên lạc và giảng chân tướng ở trong tòa. Chúng ta nên khai thác các luật sư một cách trí huệ và không nên mù quáng làm theo những gì người khác làm.
Quá trình giải cứu là một khảo nghiệm cho tất cả các học viên trong cuộc. Đó là khảo nghiệm tâm tính, sự phối hợp, nhận thức Pháp lý, và khả năng cùng nhau tu luyện tốt của chúng ta. Chúng ta không nên coi nhẹ tầm quan trọng của tu thiện. Chỉ từ bi thì chúng ta mới có thể giải thể tà ác và cứu độ chúng sinh.
Đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Chúng ta nên nhớ Pháp trong tâm và đồng hóa với Pháp trong các hành xử của mình để thực sự đề cao trong Pháp. Xin hãy từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/25/351562.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/9/165349.html
Đăng ngày 23-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.