Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-8-2017] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 12 năm. Tôi không thể nhớ mình bắt đầu viết bài chia sẻ tâm đắc thể hội cho các Pháp hội từ khi nào [tôi muốn nói đến Pháp hội trực tuyến cho các học viên ở Trung Quốc Đại lục], có lẽ tôi đã viết 7 hay 8 bài trong những năm qua nhờ sự khích lệ của các đồng tu. Mặc dù các bài viết của tôi không được đăng trên trang web Minh Huệ, tôi nhận ra các thiếu sót của bản thân và đề cao mỗi lần viết bài chia sẻ.

Tôi xin chia sẻ về việc tôi đã phát hiện ra tâm tật đố và hiển thị bản thân trong khi viết bài chia sẻ tâm đắc thể hội như thế nào.

Nhận ra tâm tật đố

Trước khi viết bài của mình, tôi thường đọc rất nhiều bài chia sẻ của các đồng tu. Sau khi đọc xong các bài viết đó tôi tự kết luận rằng tôi cũng đạt được những điều tương tự như thế. Thậm chí tôi còn cảm thấy mình làm còn tốt hơn họ. Vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ viết chúng ra, để cho các đồng tu thấy rằng tôi đã thực thi tốt như thế nào, mặc dù tôi chỉ mới bắt đầu tu luyện cách đây không lâu.

Sau đó tôi bắt đầu viết bài của mình. Tôi mải miết viết cho đến nửa đêm khiến tôi trở nên mệt mỏi. Khi viết về một trải nghiệm, tôi không cảm thấy nó thực sự đặc sắc. Khi tôi viết về một trải nghiệm khác, tôi không thấy hài lòng. Vậy tôi muốn chọn cái nào đây? Tình huống nào là nổi trội nhất? Vậy là tôi xé nát những gì vừa viết và bắt đầu viết lại. Sau một thời gian, tôi cảm thấy thật khó để viết tiếp và nghĩ rằng tôi nên học Pháp nhiều hơn và đọc thêm các bài chia sẻ của các học viên khác.

Tôi đã đọc các bài viết của các học viên, nhưng tôi không cảm thấy những gì mọi người trải nghiệm là chấn động, mà có vẻ khá bình thường. Tại sao tôi không thể viết ra chia sẻ của chính mình, thậm chí tôi cũng trải qua những tình huống tương tự như thế?

Cảm thấy bế tắc, tôi tiếp tục viết, nhưng tôi vẫn không thực sự viết được những gì đáng kể. Cuối cùng tôi đã từ bỏ cố gắng viết bài chia sẻ của mình.

Một ngày tôi đang học Pháp thì tình cờ thấy đoạn Pháp sau:

“[Khi] khí công sư mở lớp [giảng bài], có vị kia ngồi đó không phục: ‘A, khí công sư nào vậy, tôi chẳng buồn nghe mấy thứ đồ của ông ta’. Có thể là khí công sư thật sự giảng không hay bằng vị kia, nhưng điều khí công sư ấy giảng là những điều trong môn của bản thân ông ta.” (Bài giảng thứ bảy – Chuyển Pháp Luân)

Đọc xong đoạn Pháp đó, tôi biết Sư phụ đang nói về tôi. Tôi nhận ra tâm tật đố đã can nhiễu đến khả năng viết bài của mình.

Từ đó trở đi, tôi đã dần ngộ được ý nghĩa của việc “nhận thức Pháp từ trong Pháp” mà các đồng tu nhắc tới. Khi đọc lại các bài chia sẻ, tôi thực sự cảm động và khóc nhiều lần. Tôi rất ngạc nhiên rằng khi đọc bài chia sẻ của các học viên với một tâm thái khác sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn và tôi thực sự đánh giá cao sự thần kỳ của việc “hướng nội”.

Phát hiện chấp trước hiển thị bản thân

Khi đọc lời nhắc nhở rằng các tác giả không nên “chứng thực bản thân” trong các bài chia sẻ viết cho Pháp hội, tôi bắt đầu suy nghĩ về sự khác biệt giữa “chứng thực bản thân” và “chứng thực Pháp”. Nhưng tôi vẫn mù mờ không biết viết gì để chứng thực Pháp. Tôi ý thức được rằng hẳn là tôi có một vài chấp trước, nhưng tôi không thể tìm ra chúng.

Sau đó, trên cơ điểm, tôi nỗ lực tìm kiếm những chấp trước của mình bằng cách chú ý đến căn nguyên của từng niệm. Tôi phát hiện ra rằng tất cả những gì tôi làm là vì “chính mình” – tôi đã thực thi việc đó như thế nào, tôi đã vượt qua những khó khăn ra sao, bao nhiêu thống khổ tôi đã trải qua và tôi đã làm tốt một việc như thế nào. Tôi nhận ra mọi suy nghĩ và hành động của mình được thúc đẩy bởi mong muốn khiến cho các đồng tu nhìn nhận rằng mọi việc tôi làm đều tốt, và một cách vô thức, tôi muốn làm gương cho những người khác. Tuy nhiên, chẳng phải tôi muốn chứng thực bản thân sao? Không phải đó là những suy nghĩ điển hình của văn hóa Đảng là gì? Không phải tôi cần thay đổi suy nghĩ của mình từ căn bản hay sao?

Làm thế nào để chứng thực Pháp qua việc viết bài? Tôi cảm thấy tôi nên thay đổi quan niệm của mình khi chuẩn bị đặt bút. Tôi nên nghĩ đến những khổ nạn tôi đã từng trải qua trong khi thực hành tu luyện, cách tôi đã vượt qua chúng như thế nào dưới sự chỉ đạo của Pháp, những gì mà tôi đã ngộ được từ Pháp, và cuối cùng Pháp đã triển hiện nội hàm như thế nào.

Sau đó tôi đọc các bài chia sẻ của các học viên để tìm ra khoảng cách giữa tôi và các đồng tu. Cách tiếp cận này đã tạo ra một thế giới hoàn toàn khác biệt, nhưng tôi vẫn thất bại trong việc tìm ra “gốc rễ” chấp trước mà tôi có. Nhìn thấy tâm mong muốn đề cao trong tu luyện của tôi, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi.

Sư phụ giảng:

Công năng của chư vị cũng vậy, sự khai công của chư vị cũng vậy, đều là trong khi tu Đại Pháp chư vị mới đắc được [như thế]. Nếu như chư vị xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, [và] xếp thần thông của chư vị vào vị trí trọng yếu; hoặc là người đã khai ngộ bèn cho rằng nhận thức của bản thân mình như thế này như thế kia là đúng, thậm chí cho rằng bản thân mình thật xuất sắc, vượt trên cả Đại Pháp, [thì] tôi nói rằng chư vị đã bắt đầu rớt xuống phía dưới, đã nguy hiểm, sẽ càng ngày càng có vấn đề.” (Bài giảng thứ sáu – Chuyển Pháp Luân)

Sau khi đọc đoạn Pháp này, tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi có tâm hiển thị và không thể cầm được nước mắt. Trong hơn một thập kỷ qua, Sư phụ đã luôn chăm lo cho tôi như vậy! Tôi cảm động đến mức không thể viết tiếp vào lúc đó.

Các bạn đồng tu thân mến, đặc biệt là những đồng tu có tuổi chưa từng viết bài chia sẻ, xin hãy cầm bút lên và viết ra tâm đắc thể hội cho Pháp hội lần sau.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/19/352702.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/9/165354.html

Đăng ngày: 23-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share