Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-10-2016] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã dùng rất nhiều cách khác nhau để giảng chân tướng về môn pháp tu luyện tới người dân trong và ngoài Trung Quốc.

Tôi đi cùng với hai học viên đến một hội chợ để nói với mọi người về Đại Pháp và cuộc bức hại nhưng ban đầu mọi việc không được thuận lợi cho lắm. Không ai nhận tài liệu của Đại Pháp mà tôi phát, một số người còn chửi rủa tôi. Hành động đầu tiên của tôi là phát chính niệm với hy vọng rằng bất kể nhân tố tà ác nào ẩn giấu trong trường không gian này sẽ bị thanh trừ. Tuy nhiên, tình hình vẫn không thay đổi. Không ai nhận bất cứ tài liệu nào.

Tôi hướng nội nhưng không thể tìm thấy bất cứ chấp trước nào ẩn giấu bên trong tôi vì vậy tôi bắt đầu nhẩm Pháp của Sư phụ.

“Còn nếu cứ mãi không thôi, nếu không phải tâm tính hoặc hành vi có tồn tại vấn đề nào khác, thì nhất định là những ma tà ác đang dùi vào sơ hở mà chư vị đang nuông chiều.”  (“Nói về Pháp” trích Tinh Tấn Yếu Chỉ”)

Hướng nội tìm chấp trước

Cuối cùng tôi đã phát hiện ra vấn đề của mình. Tôi coi mình là trung tâm và luôn chỉ trích các học viên khác.

Sau khi tôi phát chính niệm và có đầy đủ các tài liệu Đại Pháp, tôi đã gọi điện thoại cho một trong số các học viên, cô ấy nói rằng cô ấy đang trên đường tới đó. Điều này khiến tôi hơi khó chịu một chút và tôi hỏi tại sao cô ấy không gọi cho tôi trước khi cô ấy đi. Khi gặp cô ấy, tôi đã phàn nàn và nói với cô ấy rằng lẽ ra cô ấy không phải đợi tôi nếu trước đó cô ấy gọi cho tôi. Cô ấy gật đầu mà không đáp lại.

Trên bề mặt, giọng điệu của tôi vẫn hoà ái nhưng ẩn chứa đằng sau cái giọng hoà ái ấy chính là tâm tật đố, tâm ích kỷ, bản tính hay phàn nàn và ý muốn chỉ trích cô ấy. Cách hành xử của tôi đúng như Sư phụ đã giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (“Cảnh giới” trích Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Chấp trước vào danh của tôi cũng bị ảnh hưởng. Cô ấy đã không coi tôi là một người quan trọng và cái tôi của tôi đã bị tổn thương.

Sau khi tôi buông bỏ những suy nghĩ này, hoàn cảnh đã thay đổi một cách nhanh chóng. Mọi người xếp thành hàng để nhận tài liệu Đại Pháp. Một số người nhận tài liệu rồi mà vẫn không rời đi, họ đứng đó đọc tài liệu. Một số người đến để nói chuyện với tôi và cuối cùng có 12 người đã đồng ý thoái Đảng. Một số ít người thoái Đảng đã ký vào bản thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại.

Tăng cường chủ ý thức

Sự thay đổi môi trường vào sáng ngày hôm đó chính là một minh chứng rõ ràng rằng tôi có vấn đề trong tu luyện.

Chủ ý thức của tôi không mạnh khi tôi đọc Pháp. Tôi thường xuyên bị can nhiễu và nó khiến tôi ngủ thiếp đi hay ngăn trở tôi tập trung đọc Pháp.

Để tăng cường chủ ý thức, tôi đã thay đổi cách học Pháp. Bây giờ khi các học viên khác đọc, tôi gấp sách lại và học thuộc Pháp với họ. Tôi cố gắng nhìn từng chữ trong các bài giảng của Sư phụ trước mặt tôi, tôi đọc rất cẩn thận để mình không bị thêm hay bớt từ. Giờ đây Pháp đã trở nên bén rễ sâu trong tâm trí tôi.

Sau sự thay đổi này, tôi nhận ra rằng các học viên lớn tuổi bị mù chữ đã học cách để đọc Chuyển Pháp Luân như thế nào và một số học viên không biết gì về máy tính giờ đây đã có thể giúp đỡ các học viên giải quyết những vấn đề kỹ thuật ra sao.

Những học viên này đã thực thi rất tốt cả ba việc mà Sư phụ yêu cầu các đệ tử Đại Pháp phải làm. Từ thủa đầu tu luyện, họ đã đặt một nền tảng vững chắc trong việc đọc và nghe Pháp mà chưa bao giờ ngừng tinh tấn.

Căn cơ

Đôi khi các học viên ngụ ý rằng các học viên khác làm rất tốt trong tu luyện là bởi vì căn cơ của họ lớn. Tôi không đồng ý với quan điểm này bởi vì chúng ta hẳn sẽ không thể trở thành học viên nếu căn cơ của chúng ta kém.

Tuy nhiên điều tạo nên sự khác biệt giữa các học viên, chính là một số người trong chúng ta đã bị lầm lạc quá sâu trong xã hội người thường và tạo nên quá nhiều nghiệp lực. Nghiệp lực của một người càng nhiều thì người đó sẽ phải trải qua càng nhiều khổ nạn.

Sư phụ giảng,

“…thì giống như sản xuất ra sản phẩm ở nhà máy vậy, phải thêm một thủ tục nữa; người ta đã [có vật] liệu sẵn sàng rồi, còn họ mới [có nguyên] liệu thô, cần phải gia công thêm một lượt nữa, phải qua một quá trình ấy.” (Bài giảng thứ 9, Chuyển Pháp Luân)

Chịu nạn chịu khổ trong tu luyện chính là một quá trình gia công nguyên liệu thô để đồng hoá với Pháp. Miễn là chúng ta tu luyện tinh tấn, Đại Pháp sẽ khai mở tâm trí cho chúng ta và chúng ta sẽ có trí huệ cần thiết cho việc giảng chân tướng.

Các học viên mà vẫn chưa bước ra để giảng chân tướng thì không nên ngăn trở bản thân mình bằng những lời bào chữa mà thay vào đó hãy biết trân quý cơ hội này.

Một số học viên có thái độ thụ động sẽ nói rằng, “Tôi sẽ làm những gì mà tôi có thể làm.” Thái độ thụ động này chính là do chủ ý thức không mạnh và chính niệm yếu. Tà ác sẽ lợi dụng sơ hở này, đó chính là tâm an dật của các học viên.

Sư phụ giảng:

“Tư tưởng hễ không đúng đắn thì ma tính sẽ khởi tác dụng.” (“Pháp định” trích Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi không chỉ trích, chỉ là muốn nhắc nhở các học viên rằng loại suy nghĩ đó là rất nguy hiểm. Lúc nào cựu thế lực tà ác cũng đang quan sát chúng ta. Mục đích của chúng là kéo chúng ta xuống và hủy hoại chúng ta. Chúng ta không nên tự tạo phiền phức cho bản thân. Sư phụ giảng: “ Tu luyện Phật Pháp yêu cầu chư vị dũng mãnh tinh tấn.” (Chuyển Pháp Luân)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/7/335867.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/22/165125.html

Đăng ngày 17-9-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share