Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-12-2016] Trong vòng vài năm gần đây có một số học viên Pháp Luân Đại Pháp ở khu vực tôi sống bị bắt giữ, vài người trong số họ còn bị kết án tù. Những lý do đưa ra khá nhiều và phức tạp, nhưng trong đó có hai lý do rất đáng chú ý.

Thứ nhất, hầu hết các học viên đó đều tích trữ một lượng lớn tài liệu giảng chân tướng Đại Pháp tại nhà, lượng tài liệu được mua bằng tiền của các học viên khác.

Thứ hai, vài người trong số họ dùng tiền nhận từ các học viên khác cho mục đích cá nhân.

Lãng phí tiền của học viên

Những học viên này không trân quý tiền đóng góp từ các học viên khác. Không cần biết khoản tiền lớn nhỏ ra sao, họ đều nhận cả. Họ còn dám tiêu xài tiền này vào những thứ không cần thiết và thậm chí cho cả mục đích cá nhân.

Để tiết kiệm tiền, vài người trong số họ mua một lượng lớn vật tư giảm giá, chẳng hạn như giấy in, nhưng lại không hề cân nhắc xem liệu mình có cần dùng nhiều đến như vậy không. Vài người thì chuyển tiền nhận được từ các học viên cho các học viên đang trong bệnh viện hoặc cho các gia đình bị bức hại. Vài người khác thì sử dụng tiền của điểm sản xuất tài liệu để thuê luật sư. Thậm chí có vài học viên còn truy cầu “uy đức lớn” và tiến hành gom một lượng tiền lớn cho mục đích của họ. Khi họ bị bắt giữ, họ mất tất cả, vật tư lẫn tiền bạc. Họ đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng gì?

Khi các đồng tu chỉ ra hành vi sai trái của họ, họ đã đưa ra rất nhiều lời bào chữa hoặc chỉ đơn giản là chuyển tiền và các vật tư cho các học viên khác.

Tà ác đang chăm chú quan sát cách đối đãi với vấn đề tiền bạc của chúng ta. Chúng luôn tìm những sơ hở ở mặt này và rồi an bài để gây thiệt hại nghiêm trọng nhất cho các học viên.

Thậm chí trong xã hội người thường, ai sẽ dám tùy tiện nhận hàng nghìn đô-la, ngay cả khi đó là từ người thân trong gia đình? Ai sẽ dám sử dụng tiền của người khác để hiện thực hoá điều mình muốn?

Tiền của điểm sản xuất tài liệu là tài nguyên của Đại Pháp. Một số học viên đã mua lượng lớn vật tư và rồi phung phí chúng. Họ quản lý tiền của bản thân rất cẩn thận, nhưng lại không biết trân quý tiền của điểm sản xuất tài liệu.

Ở nhà, ai lại dám mua một lượng lớn hàng dễ bị hỏng? Vậy mà vài học viên lại dám mua rất nhiều những vật tư như vậy, mặc dù họ không hề cần dùng đến chúng nhiều.

Tại sao? Họ không nhận ra là họ đang lãng phí tài nguyên của Đại Pháp ư?

Chấp trước căn bản tạo sơ hở

Chấp trước căn bản là tâm tham, hám danh, tiền tài, lợi lộc, những thứ mới lạ và nhiều thứ khác nữa.

Một trong những đệ tử của Thích Ca Mâu Ni đã chyển sinh thành một con rắn canh giữ vàng, vì ông ta đã rất tham lam và thèm khát của cải. Người tu luyện không thể xả bỏ tâm tham tiền tài của người khác thì đó là một sơ hở lớn. Chưa kể đến những người đã dùng tiền của người khác cho việc của bản thân mình hay những người cố trục lợi từ các học viên khác.

Sư phụ đã giảng:

“nhân tâm câu đích quỷ thượng môn” (Cảnh tỉnhTinh Tấn Yếu Chỉ III)

(Tạm diễn nghĩa: nhân tâm kích thích quỷ đến cửa)

Nhiều học viên bị bắt giữ hoặc bức hại nhiều lần. Mặc dù lý do rất nhiều và phức tạp, tâm tham luôn là nguyên nhân chính.

Sư phụ đã giảng về việc quản lý tiền và tài vật:

“Đại Pháp này của chúng ta không động đến tiền không động đến tài vật, không tồn trữ tiền không tồn trữ tài vật.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc)

“Trong quá khứ khi Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn dắt đệ tử tu luyện là không cho đệ tử tồn tiền, tồn vật, sợ họ sẽ khởi cái tâm chấp trước đối với lợi ích vật chất ấy, cho nên cái gì cũng không cho họ có, chỉ có một bộ cà sa, một cái bình bát xin cơm. Thế nhưng thông thường con người đều có nhiều tâm rất khó bỏ. Có một thời kỳ rất nhiều người gom góp cái bình bát xin cơm này. Có người nói: “Bát của ta là bằng đồng, bát của ta là bằng ngọc, bát của ta rất đẹp, bát của ta bằng bạc.”” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York [1997])

Nhiều học viên lâu năm cũng nhớ lại và chia sẻ cách Sư phụ đã quản lý tiền và tài vật như thế nào.

Là học viên, chúng ta biết rằng mình cần phủ nhận an bài của cựu thế lực. Nhưng nếu như chúng ta không tuân theo lời Sư phụ dặn về những việc không được làm, sao chúng ta có thể phủ nhận được an bài của cựu thế lực? Đây có phải là hành vi của một người tu luyện không?

Tự bước đi trên con đường của chính mình

Hầu hết các học viên đều bước đi trên con đường của chính mình. Các điểm sản xuất tài liệu gia đình không cần nhiều tiền. Hầu hết các học viên đều đang dùng tiền cá nhân để vận hành những điểm sản xuất này. Họ không cần đến tiền của các học viên khác. Vì thế, chúng ta cần cẩn trọng khi giao tiền cho các học viên khác. Vì việc này có thể gây thiệt hại cho người khác và cho bản thân chúng ta.

Tôi không có ý phê bình các đồng tu mà chỉ muốn chỉ ra chỗ có vấn đề. Nếu như bạn cũng đang gặp phải những vấn đề này, hãy hướng nội và tự tra xét xem mình có tâm tham hay không.

Mọi người đều nên kiểm tra lại xem liệu mình có đang tích trữ nhiều tài vật ở nhà không. Nếu có, hãy thảo luận với các đồng tu và tìm ra cách sử dụng nó cho thật chính. Hãy đảm bảo rằng chúng ta sẽ không lãng phí tài nguyên của Đại Pháp.

Chính Pháp sắp kết thúc. Người tu luyện sẽ không thể viên mãn nếu vẫn ôm giữ bất kỳ chấp trước nào. Nói một cách chính xác thì con người cần phải vứt bỏ được cái tâm tham lam.

Sư Phụ giảng:

“Chấp trước thái trọng mê phương hướng”

(Tâm tự minhTinh Tấn Yếu Chỉ II)

Diễn nghĩa:

“Mang chấp trước quá nặng nề, mê mờ mất cả phương hướng”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/11/338775.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/8/165334.html

Đăng ngày 22-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share