Bài viết của Hoa Thanh và Hạ Thuần Thanh, phóng viên Minh Huệ tại Sydney, Australia
[MINH HUỆ 20-7-2017] Nhân kỷ niệm 18 năm nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, ngày 19 tháng 7 năm 2017, các học viên và những người ủng hộ đã tổ chức hàng loạt hoạt động tại Martin Place, một trung tâm tài chính, và các cơ quan chính phủ ở Sydney, Úc.
Buổi sáng, những người đi làm qua đây đã ấn tượng với những bài tập Pháp Luân Công trang nghiêm, nhiều người đã nhận tờ rơi để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại và tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Buổi tối, họ lại cảm động trước hoạt động thắp nến tưởng niệm diễn ra trong gió lạnh, và đã ký tên để ủng hộ nỗ lực chấm dứt nạn thu hoạch tạng và chấm dứt cuộc bức hại.
Các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ mít tinh tại Martin Placs ở Sydney để tưởng nhớ 18 năm nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại
Thắp nến tưởng niệm tại Martin Place để tưởng nhở các học viên Pháp Luân Công bị thiệt mạng trong cuộc bức hại
Tiến sỹ Lucy Triệu, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Úc, đã phát biểu tại buổi mít tinh
Tiến sỹ Lucy Triệu, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Úc, phát biểu tại buổi mít tinh rằng Giang Trạch Dân, một kẻ độc tài và là cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công 18 năm trước, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Cuộc bức hại đã khiến hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị cầm tù, tra tấn, và tan vỡ gia đình. Đến nay, cuộc bức hại vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc.
Bà Triệu chỉ ra rằng ĐCSTQ còn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công rồi bán để kiếm lời.
Bà Triệu cho biết nhiều người ở Trung Quốc và các nước khác đã kiện kẻ độc tài này ra các tòa án Trung Quốc vì tội ác chống lại nhân loại và tra tấn, với hy vọng ông ta sẽ sớm bị đưa ra công lý.
Ông David Shoebridge, thành viên Hội đồng lập pháp bang New South Wales và Đảng Xanh, đã gửi thư ủng hộ tới buổi mít tinh. Ông viết: “Suốt 18 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã liên tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử tàn bạo dưới bàn tay của chính quyền Trung Quốc phi dân chủ. Chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi chấm dứt sự bất công này.”
Mục sư Bill Crews, người sáng lập Quỹ Exodus, và là chủ tịch Hội liên hiệp Nhà thờ, nằm trong danh sách 100 người có danh hiệu “Tài sản sống Quốc Gia” của National Trust, một người thuộc tầng lớp thượng lưu của Úc, và là một người đạt giải thưởng nhân quyền của bang New South Wales.
Ông Crews cho biết: “Tôi ở đây bởi vì tôi không thể đứng bên lề. Tôi hết lòng ủng hộ tự do cá nhân. Pháp Luân Công không phải là mối đe dọa nào cả. Đó là một tín ngưỡng mang lại hòa bình.”
Ông nói nhân loại duy trì được sự tự do vì con người luôn đứng lên để nói rằng: “Đừng bảo chúng tôi phải làm gì, chúng tôi muốn được quyền sống theo cách nào tốt nhất cho chúng tôi.”
Mục sư Bill Crews, người sáng lập Quỹ Exodus, và là chủ tịch Hội liên hiệp Nhà thờ, nằm trong danh sách 100 người có danh hiệu “Tài sản sống Quốc Gia” của National Trust
Ông John Hugh, phát ngôn viên của Hiệp hội Đồng minh Giá trị Úc (Australian Values Alliance)
Ông John Hugh, phát ngôn viên của Hiệp hội Đồng minh Giá trị Úc, đã kể một câu chuyện của chính mình: “Cách đây hơn một thập kỷ, khi tôi nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công, tôi nhớ đã thảo luận về vấn đề này với bạn tôi ở nhà thờ. Ông ấy nói: ‘Đừng lo cho họ, họ không phải là người Cơ đốc giáo, đó không phải là việc của chúng ta.’ Nhưng rồi chúng tôi thấy người Cơ đốc giáo ở Trung Quốc cũng bị bức hại.”
Ông cho biết ông đã từng ở đây nhiều năm qua và đã được chứng kiến những người bạn học viên Pháp Luân Công của ông đã đứng lên chống lại cái ác và kiên định niềm tin của họ như thế nào.
“18 năm đã trôi qua. Rõ ràng là chính quyền cộng sản Trung Quốc đã không thành công. Pháp Luân Công vẫn đang phát triển… đặc biệt là ở nước ngoài.”
Cuối cùng, ông nói, “Tôi trân trọng các bạn và tôi tin rằng tôi sẽ thấy một ngày nào đó, mọi người sẽ được tự do tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hy vọng ngày ấy sẽ đến sớm.”
Phó Giáo sư Paul Macneill của Đại học Sydney
Phó Giáo sư Paul Macneill của Đại học Sydney phát biểu: “Chính phủ Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng để phản bác lại cáo buộc của các học viên Pháp Luân Công, trong khi vẫn còn có những người bị giết để lấy tạng cho các ca cấy ghép.“
Ông cũng là thành viên của nhóm Chấm dứt Nạn Mổ cướp Nội tạng của Ủy ban Vận động và Sáng kiến Úc, và là Giáo sư Danh dự của Trung tâm Giá trị, Đạo đức và Luật Y khoa của Khoa Y, Đại học Sydney.
Họ giữ bí mật vì họ không có cách nào để giải thích nguồn gốc nội tạng. Họ giữ bí mật vì không thể nói ra nguồn tạng – Chính công dân của Trung Quốc đang bị hành quyết để lấy tạng.
Ông Macneill nói tiếp: “Nếu các bạn cũng giống tôi, khi đã biết vấn đề này thì các bạn sẽ không thể đứng nhìn mà không phản đối.”
Nhà hoạt động nhân quyền Bob Vinnicombe, biên tập viên của tổ chức Thông tin về Trung Quốc (China Information), cho biết các phương tiện truyền thông phương Tây phớt lờ cuộc bức hại Pháp Luân Công vì hai lý do. Một là, các cuộc kháng nghị của Pháp Luân Công rất ôn hòa và bất bạo động. Hai là, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hối lộ các đảng chính trị và các chính phủ bằng các khoản đóng góp chính trị và thương mại để họ im lặng trước cuộc bức hại.
Ông Peter Rosengren, tổng biên tập của Tuần báo Cơ đốc giáo, cho biết chính quyền cộng sản Trung Quốc vốn vẫn sống trong sự sợ hãi. Họ bắt đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội với ‘tội danh’ tin vào Chân – Thiện – Nhẫn vì nó sợ sức mạnh tín ngưỡng của họ
Ông Keith Spencer, luật sư và là thành viên của Nhóm Chấm dứt Mổ cướp Tạng, cho hay: “Lần đầu tiên khi tôi tự mình điều tra, càng hiểu rõ chân tướng, nói thật là tôi thấy thật đáng hổ thẹn vì tôi nhận ra đây không chỉ là cuộc bức hại một nhóm thiểu số. Đó là nỗi nhục, là vết nhơ mà xã hội Tây phương không thể để tiếp diễn mà không lên án. Tôi hối thúc các bạn hãy tìm hiểu thêm về cuộc bức hại này, hãy xem điều gì đang xảy ra. Đó là tội ác chống lại nhân loại. Đã đến lúc phải chấm dứt nó.”
Bà Susie Hughes, phó chủ tịch của Nhóm Chấm dứt Nạn Mổ cướp Tạng và là giám đốc Ủy ban Vận động và Sáng kiến Toàn cầu, khuyến khích người qua đường lấy tờ rơi để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại đã kéo dài 18 năm và truy cập trang web của nhóm để xem toàn bộ tài liệu và bằng chứng đăng tải trên đó
Học viên Pháp Luân Công Eric Jia, đại diện cho những người đã bị bức hại, phát biểu tại buổi mít-tinh
Anh Jia cho biết: “Bố tôi là người rất nhân hậu.” Bố anh đã nhiều lần bị bắt và bỏ tù, tổng cộng là mười năm tù giam và một năm lao động cưỡng bức.
Vì cuộc bức hại mà anh không được gặp bố từ khi lên ba. “Tôi từng sống trong tình yêu thương của gia đình. Bố tôi chẳng làm gì sai cả mà chỉ thực thi quyền tự do tín ngưỡng thôi.”
“Tôi ước mong một ngày nào đó, bố tôi sẽ được tự do và gia đình tôi lại được đoàn tụ.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/20/351414.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/22/164748.html
Đăng ngày 5-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.