Bài viết của Phóng viên Minh Huệ tại Toronto và Los Angeles
[MINH HUỆ 22-7-2017] Các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã tổ chức mít tinh, thắp nến tưởng niệm và các hoạt động khác nhằm đánh dấu năm thứ 18 của cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Pháp Luân Công được truyền ra công chúng lần đầu tiên vào năm 1992 và đã nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc do những lợi ích sức khỏe và tinh thần mà pháp môn này đem lại. Năm 1999 có gần 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, với tâm đố kỵ và lo sợ trước sự phát triển mạnh mẽ của Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân khi đó là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Cuộc bức hại đã gây ra cái chết của hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công trong 18 năm qua. Hàng trăm hàng ngàn người đã bị tra tấn vì đức tin của mình. Tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã diễn ra trong hơn một thập kỷ qua. Có thể sẽ không bao giờ biết được con số chính xác các học viên đã chết vì cuộc bức hại và thậm chí đến hôm nay, số người được xác nhận đã chết được cho là chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số những người thực sự đã qua đời.
Những tấm biểu ngữ nằm dọc con phố náo nhiệt và Lễ thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles
Mộ lễ thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc đã được tổ chức vào 8 giờ tối ngày 20 tháng 7 để tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công đã qua đời trong cuộc bức hại. Nhiều giờ trước đó, hàng trăm học viên đã cầm biểu ngữ kháng nghị dọc những đường phố náo nhiệt trong thành phố.
Tại giao lộ của đại lộ Wilshire Blvd và Vermont Avenue, hàng ngàn xe hơi đi ngang qua có thể nhìn thấy các biểu ngữ với các tiêu đề “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công’, và “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý”.
Lễ thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tưởng niệm hàng ngàn học viên đã qua đời trong cuộc bức hại. Một số diễn giả đã kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và đưa Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, kẻ đã phát động cuộc bức hại ra công lý. Ba học viên đã chia sẻ những gì bản thân họ đã trải qua trong cuộc bức hại.
Lễ thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles
Học viên Chu Vận Tú từ Tứ Xuyên là một công chức làm việc tại cục thuế khi còn ở Trung Quốc. Cô đã phát biểu trong Lễ thắp nến tưởng niệm rằng cô và chồng đã phải chịu đựng cuộc bức hại không thể tưởng tượng nổi chỉ vì có đức tin của mình.
Học viên Chu kể về những gì bản thân đã phải chịu đựng trong cuộc bức hại
Cô Chu bị bắt chín lần và bị giam giữ trong các Trại tạm giam, các trung tâm cai nghiện, trại lao động cưỡng bức, Trung tâm tẩy não và bị giam giữ trong hắc lao. Cô đã bị nhốt trong bệnh viện tâm thần ba lần và bị tiêm thuốc lạ độc hại. Cô đã bị tra tấn đến suýt chết.
“Tôi đã bị nhốt trong một buồng giam nhỏ tối đen chỉ chưa đến 26 mét vuông mà không có cửa sổ trong hơn 40 ngày. Tôi bị cấm sử dụng nhà vệ sinh. “ Chồng cô là Dư Gia Thanh đã bị đánh đập trong trại lao động. Anh đã bị tra tấn và cuối cùng dẫn đến bị huyết áp cao và bị đau tim. Người thân không thể nhận ra anh khi anh được thả. Anh đã qua đời không lâu sau khi được thả.
Lễ thắp nến tưởng niệm tại Toronto
Các học viên Pháp Luân Công tại Toronto cũng đã tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sứ quán Trung Quốc tại địa phương.
Lễ thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto
Học viên 78 tuổi Lưu Chí Xuân kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại
Học viên Lưu Chí Xuân là một kỹ sư cao cấp của một Viện không quân ở Bắc Kinh. Ông đã trải qua cuộc bức hại tàn bạo.
“Cuộc bức hại của ĐCSTQ đã kéo dài 18 năm. Chúng tôi, các học viên Pháp Luân Công đã kiên trì suốt 18 năm qua để nói với người dân toàn thế giới rằng Pháp Luân Công là tốt. Hãy chấm dứt cuộc bức hại! Chúng tôi tập trung tại đây hôm nay để tưởng niệm những học viên đã qua đời trong cuộc bức hại.”
Học viên Vũ Hà (ngồi đầu tiên ở hàng thứ nhất) hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm chấm dứt
Học viên Vương Kim Cúc (ở giữa): Chúng tôi sẽ nói với người dân toàn thế giới về cuộc bức hại này cho đến khi nó chấm dứt
Anh Ravi cùng gia đình, mới nhập cư từ Pakistan đã tham gia Lễ thắp nến tưởng niệm
Cô Chancal, người dân địa phương ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/22/351504.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/23/164749.html
Đăng ngày 26-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản