Bài viết của Minh Đức

[MINH HUỆ 21-1-2016] Một vài quan chức cấp cao Trung Quốc đã bị ngã ngựa sau khi tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công. Những người này gồm Chu Vĩnh Khang, cựu Chiến lược gia An ninh, bị bắt vào tháng 12 năm 2014 và bị kết án sau sáu tháng, Lý Đông Sinh, bị bắt giữ năm 2013 và bị kết án 15 năm tù giam vào đầu năm 2016.

Vẫn còn nhiều người nữa đang được tự do. Trong số đó có Lưu Vân Sơn, cựu Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương (2002-2012). Dưới đây là bản tóm tắt ngắn gọn về cách mà Lưu và ban tuyên truyền của ông ta thúc đẩy cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc.

Tham gia từ ban đầu

Sau khóa đào tạo tại Trường Đảng Trung ương, năm 1993, Lưu trở thành Phó Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương. Khi Phòng 610 được thành lập vào tháng 6 năm 1999, Lưu gia nhập và chịu trách nhiệm công kích Pháp Luân Công thông qua truyền thông.

Dưới sự lãnh đạo của Lưu, các phương tiện truyền thông đã sản xuất và lan truyền tuyên truyền thù hận đối với Pháp Luân Công, chẳng hạn như câu chuyện về các học viên giết người hay tự tử. Chiến dịch đã đánh lạc và khiến số lượng lớn người dân quay sang phản đối Pháp Luân Công.

Đáng chú ý là việc truyền thông đưa tin về vụ tự thiêu giả mạo trên Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh. Khoảng hai tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 1 năm 2001, Lưu tổ chức một buổi hội nghị quốc gia tại Bắc Kinh, thảo luận kế hoạch tăng cường đàn áp. Cùng thời điểm đó, cuộc đàn áp kéo dài 17 tháng đã mất đà, và nhiều người đặt câu hỏi về tính hợp pháp của nó.

Sử dụng vụ dàn dựng tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn, Lưu và Lý Đông Sinh đã thêm dầu vào cuộc đàn áp và đưa nó lên một cấp độ chưa từng có, cấp độ toàn quốc. Tuân theo chỉ thị từ Phòng 610 và Bộ Tuyên truyền, hàng nghìn tờ báo, tạp chí, và đài truyền hình trên khắp Trung Quốc bắt đầu phỉ báng Pháp Luân Công. Hơn 300.000 bài báo phỉ báng được xuất bản trong vòng sáu tháng.

Cũng như Lý và Chu, Lưu Vân Sơn đã được Giang Trạch Dân thăng chức, trở thành Bộ trưởng Bộ tuyên truyền vào năm 2002. Trong ba năm sau đó, số lượng học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết được xác nhận tăng vọt từ 700 đến 2.940. Đồng thời, số lượng các ca ghép tạng được thực hiện tại Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, một xu hướng chứng thực cho nạn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Mở rộng tuyên truyền và kiểm duyệt thông tin

Ngoài các phương tiện truyền thông, Lưu cũng chỉ đạo các quan chức tổ chức cuộc triển lãm ảnh toàn quốc công kích Pháp Luân Công. Những cuộc triển lãm này đã làm gia tăng đàn áp ở nhiều thành phố và được đưa sang Hồng Kông vào năm 2012, khuấy động thêm tội ác thù hận do Hội Thanh niên Quan ái cầm đầu.

Dưới sự chỉ đạo của Lưu, một số kịch truyền hình và tác phẩm văn học được sản xuất để công kích Pháp Luân Công. Ngay cả trẻ em cũng không được bỏ qua, tuyên truyền chống Pháp Luân Công được đưa vào sách giáo khoa trường học.

Lưu đàn áp tất cả những tiếng nói tích cực. Sách của Pháp Luân Công bị thiêu hủy, không một báo cáo tích cực nào được công nhận, và các nhà báo nước ngoài đều im lặng. Tháng 3 năm 2002, khi các học viên ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm phát sóng một đoạn phim về cuộc bức hại, họ đã đối mặt với cuộc đàn áp chưa từng có; khoảng 5.000 học viên bị bắt giữ.

Lưu cũng xúi giục các nhà khoa học công kích Pháp Luân Công và lệnh cho các nhà tâm lý học phát triển chiến lược tẩy não các học viên bị giam giữ.

Tất cả những nỗ lực này đã xây dựng nên một mạng lưới quốc gia có hệ thống, lừa dối người dân Trung Quốc trong gần 17 năm. Lưu Vân Sơn là một trong những kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong cuộc diệt chủng này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/21/322491.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/28/158007.html

Đăng ngày 7-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share