Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Ai-len

[MINH HUỆ 10-7-2017] Ngày 6 tháng 7 năm 2017, Ủy ban Liên hợp Ngoại giao, Thương mại và Quốc phòng của Nghị viện Ai-len đã thảo luận về nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại Trung Quốc. Ủy ban đã kiến nghị cơ quan lập pháp triển khai các công việc có thể để chấm dứt tội ác tàn bạo này và hối thúc Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại đưa vấn đề này ra thảo luận tại Hội đồng Ngoại trưởng tại Liên minh Châu Âu.

Luật sư nhân quyền danh tiếng David Matas và nhà báo điều tra Ethan Gutmann đã tham dự cuộc họp cùng với hai bác sỹ phẫu thuật cấy ghép người Ai-len là Conall O’Seaghdha và James McDaid.

5f0436de6c00e00f43b57c1608a2d14f.jpgBuổi điều trần của Ủy ban Liên hợp Ngoại giao, Thương mại và Quốc phòng tại Quốc hội Ai-len về nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại Trung Quốc hôm 6 tháng 7 năm 2017

Cần hành động ngăn chặn tội ác tàn bạo

fda77ea0ee32c8956e593d912013a834.jpgChủ tịch Ủy ban, ông Brendan Smith, cho biết Ủy ban sẽ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên minh Châu Âu

Chủ tịch Ủy ban, ông Brendan Smith, đã trích dẫn lại nội dung nêu tại Công ước Châu Âu về Buôn bán Tạng Người được thông qua năm 2015 như sau: “Bộ Y tế Ai-len cần có khung pháp lý để đưa những điều khoản này vào luật nước mình. Tất cả các nước thành viên đều có thể đưa các điều khoản của Công ước vào luật của nước mình. Đó chính là giá trị của Công ước Châu Âu.”

Cụ thể hơn, ông cho biết Ủy ban sẽ “liên hệ trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Y tế sau cuộc họp này, nêu rõ rằng chúng tôi đã có một cuộc họp chính thức với các nhân chứng về sự cần thiết phải đưa ra luật này.” Ông chắc chắn luật này sẽ được thông qua ở cả hai Nghị viện của Oireachtas.

Ngoài ra, Ủy ban sẽ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại đưa vấn đề này ra thành một nội dung thảo luận cụ thể tại cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng trong Liên minh Châu Âu. “Rõ ràng là mỗi Bộ trưởng có thể đưa ra một vấn đề để thảo luận.”

Ông Smith cũng chân thành cảm ơn các diễn giả đã tham gia thuyết trình và đóng góp ý kiến. “Họ đã phơi bày những hành động cực kỳ đáng sợ và rắc rối, đó là những tội ác tàn bạo đối với những người cần được bảo vệ. Tôi muốn đảm bảo với họ rằng họ luôn có sự ủng hộ của chúng tôi và chúng tôi sẵn sàng tìm những cách thức khác để có thể hỗ trợ”.

Phẫu thuật cấy ghép: Bác sỹ phẫu thuật Trung Quốc công khai thừa nhận việc hành quyết vô đạo đức đối với tù nhân để lấy tạng

2cd811adcd328c49b9c7b6043bbae496.jpgÔng James McDaid, một bác sỹ cấy ghép thận, phát biểu tại phiên điều trần

Bác sỹ cấy ghép thận James McDaid cho biết Trung Quốc là nơi tập trung chủ yếu hoạt động du lịch cấy ghép trong nhiều năm nay. Mặc dù ở một số quốc gia khác cũng có thông lệ hành quyết tội phạm, nhưng “Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong các nước này hành quyết tù nhân để bán tạng. Các thành viên của một số nhóm sắc dân tộc và tín ngưỡng bị cầm tù vì đức tin của họ và bị hành quyết một cách tàn nhẫn làm nguồn cung cấp tạng cho các ca cấy ghép.” Ông cho biết, không thể tranh cãi rằng việc này đã cấu thành nên tội ác phản nhân loại và phải bị lên án mạnh mẽ nhất.

Ông cho biết tại Hội nghị Thượng đỉnh Chống Buôn bán Tạng và Du lịch Cấy ghép hồi tháng 2 năm 2017 mà ông tham dự, Trung Quốc đã cử hai bác sỹ phẫu thuật tham gia. “Họ đã công khai thừa nhận việc hành quyết vô đạo đức đối với các tù nhân để lấy tạng ở Trung Quốc. “Ai-len cần phải có thái độ cấp thiết trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nước này. Du lịch ghép tạng cần phải được coi là một tội phạm và cần truy tố tất cả các đối tượng liên quan. Cả thế giới cần chú tâm đến vấn đề này”.

5473ea95619c26fa05c9d0705c4b2267.jpgÔng Conall O’Seaghdha, giám đốc y khoa của Dịch vụ Cấy ghép Thận Quốc gia ở Ai-len kêu gọi chấm dứt tội ác thu hoạch tạng sống tại Trung Quốc

Một diễn giả khác, ông Conall O’Seaghdha, giám đốc y khoa của Dịch vụ Cấy ghép Thận Quốc gia ở Ai-len cho biết: “Mặc dù chúng tôi không có số liệu chính thức về du lịch ghép tạng từ Ai-len nhưng tôi có thể xác nhận được rằng có những trường hợp bệnh nhân cư trú ở Ai-len đã thực hiện cấy ghép thận ở nước ngoài và sau đó quay trở lại Ai-len để chăm sóc sau cấy ghép. Ông biết ít nhất một trường hợp là công dân Ai-len đã tham gia vào hoạt động du lịch ghép tạng này.

Ông nói thêm: “Tôi muốn cùng lên tiếng với những người đang lên án hoạt động du lịch cấy ghép trên toàn cầu và đặc biệt là tôi muốn kêu gọi chấm dứt nạn thu hoạch tạng sống tàn bạo này ở Trung Quốc.”

Nghị sỹ Nghị viện: “Tôi thực sự rùng rợn khi nghĩ đến tội ác thu hoạch tạng”

Bà Đại, đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Ai-len đã bày tỏ sự cảm ân đối với những hỗ trợ của Chính phủ Ai-len trong 18 năm qua, trong đó có nỗ lực giải cứu một sinh viên Đại học Trinity là Triệu Minh bị bắt ở Trung Quốc. Song, anh Triệu chỉ là một trong hàng triệu học viên bị ngược đãi ở Trung Quốc. Bà nói: “Kể từ khi Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc vào tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị giam giữ trong các trại lao động, nhà tù và các lớp tẩy não”. Bà cho biết các học viên đã thu thập được hàng chục nghìn chữ ký thỉnh nguyện từ khắp Ai-len nhằm hối thúc chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo tại Trung Quốc.

6ece8b2154a8687c5fc7454906b1e9ab.jpgNghị sỹ Nghị viện, ông Sean Crowe, cho biết: “Bất cứ ai cưỡng bức thu hoạch tạng một cá nhân khác thì đều là vô đạo đức”

Một số nghị sỹ Nghị viện cũng đã phát biểu tại phiên điều trần. Phó Chủ tịch Ủy ban, ông Maureen O’Sullivan, cho biết mặc dù đã có một số tiến triển, nhưng “Như vậy vẫn là chưa đủ, cần phải có hành động.” Phó Chủ tịch Sean Crowe phát biểu: “Lần đầu tiên khi tôi nghe nói đến tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng này, tôi đã bị sốc và tôi không tin nổi rằng có người nào lại có thể làm như vậy đối với người khác”. “Tôi thực sự rùng rợn khi nghĩ đến việc thu hoạch tạng. Tôi cho rằng đó là lý do tại sao một số thành viên trong chúng ta lại bị mất tích.” Ông cho rằng ai có ý định làm việc này với người khác đều là vô đạo đức, và hiện nay, với sự can thiệp của các nhân chứng, tôi hy vọng rằng chúng ta có thể thúc đẩy việc xây dựng luật này.”

Một số tờ báo đã đưa thông tin về sự kiện này, gồm có The Irish TimesThe Times và Newstalk. Tờ The Irish Times đã đưa tin: “Nếu chính phủ có thái độ nghiêm túc trong việc chống lại xu hướng gia tăng tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng này thì họ cần phải ban hành lệnh cấm công dân Ai-len du lịch sang Trung Quốc để cấy ghép tạng.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/10/350905.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/15/164660.html

Đăng ngày 20-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share