[MINH HUỆ 26-5-2017] Vào tuần cuối tháng 5, ại Hạ viện, ông Garnett Genuis – Nghị sỹ Đảng Bảo thủ – đã nêu vấn đề cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc với hy vọng nhận được sự ủng hộ của chính phủ đối với dự luật của ông về chống buôn bán nội tạng.
Nghị sỹ Garnett Genuis phát biểu tại lễ kỷ niệm 18 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Ottawa tháng 5 vừa rồi.
Ngày 17 tháng 5, Nghị sỹ Genuis phát biểu: “Canada cần lên tiếng bảo vệ nhân quyền quốc tế, đặc biệt là đối với vấn đề nhân quyền của các nhóm thiểu số bị bức hại. Nhưng không chỉ có vậy, mà Canada cần phải có quy định pháp luật cụ thể để thể hiện rõ sự phản đối của chúng ta đối với những trường hợp có liên quan đến nạn cưỡng bức thu hoạch tạng rồi lại quay lại đất nước chúng ta”.
Ông Genuis đã đề cập đến nạn thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm là các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong khi họ vẫn đang sống – một tội ác dã man lần đầu tiên được phơi bày trong một báo cáo năm 2006 của hai luật sư Canada là David Matas và David Kilgour.
Ông cho biết: “Đôi khi các cơ quan nội tạng này bị lấy ra khỏi cơ thể một người khi họ đang sống mà không sử dụng thuốc gây mê, khiến họ la hét đau đớn khi từng bộ phận cơ thể bị cắt rời. Trong nhiều trường hợp, việc thu hoạch tạng còn được coi như một hình phạt nặng hơn nhắm vào thành viên của các nhóm tôn giáo thiểu số bị bức hại.”
Theo báo cáo “Thu hoạch đẫm máu/ Đại thảm sát: Bản cập nhật” được công bố vào tháng 6 năm ngoái do ông Kilgour, ông Matas và nhà báo điều tra Ethan Gutmann thực hiện, ngoài các học viên Pháp Luân Công, các nhóm tôn giáo thiếu số khác cũng bị giết hại để cung cấp nguồn tạng cho ngành cấy ghép tạng siêu lợi nhuận của Trung Quốc, bao gồm người hồi giáo, Duy Ngô Nhĩ, người công giáo và người Tây tạng.
Báo cáo ước tính rằng “mỗi năm có khoảng từ 60.000 đến 100.000 nội tạng được cấy ghép tại các bệnh viện Trung Quốc, mà hầu hết nguồn tạng là từ các tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.”
Ông Genuis cũng nói: “Đã đến lúc cấp thiết phải có quy định pháp lý về những nhân quyền cơ bản này vì các vấn đề về nhân quyền trên khắp thế giới đang leo thang và vì chính phủ đang đặt triển khai xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc”.
Ông Genuis cho hay Dự luật C-350 cũng nhằm mục đích chống cưỡng bức thu hoạch tạng, giống như Dự luật C-561 do cựu Bộ trưởng Tư pháp, một Nghị sỹ Đảng Tự do, ông Irwin Cotler, đề xuất. Dự luật đó mới chỉ được đọc lần đầu tiên tại Quốc hội vào năm ngoái. Nghị sỹ Đảng Tự do Borys Wizesnewskyj cũng bảo trợ Dự luật C-350 khi ông Genuis đề xuất dự luật này vào ngày 10 tháng 4.
Dự luật C-350 đề nghị sửa đổi Bộ luật Hình sự nhằm áp hình phạt đối với những ai, dù ở Canada hay ở nước ngoài, cố ý mua hoặc bán nội tạng khi không có sự đồng thuận của người hiến tạng hoặc vì lợi ích tài chính. Dự luật này cũng sửa đổi Đạo luật Bảo vệ Người Nhập cư và Tị nạn nhằm ngăn chặn những người không phải công dân Canada tham gia vào việc buôn bán tạng.
Ông Marco Mendicino, thư ký nghị viện của Bộ trưởng Tư Pháp, ông Jody Wilson-Raybould, lo ngại rằng dự luật này sẽ làm dấy lên một số vấn đề phức tạp về chính sách xã hội và pháp lý.”
Chẳng hạn, ông Mendicino cho biết Dự luật sẽ yêu cầu người nhận tạng phải có giấy chứng nhận chứng tỏ đó là tạng được hiến tặng chứ không phải là qua mua bán.”
Ông Genuis nói rằng “có rất nhiều quy định chi tiết” trong dự luật này và ông giải thích tầm quan trọng của những quy định đó.
“Những quy định chi tiết là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo quản lý hiệu quả các quy định hiện hành và thể hiện chúng ta không chỉ nói xuông rằng chúng ta phản đối nạn thu hoạch tạng mà còn có một cơ chế xử lý vấn đề đó một cách cụ thể.”
Ông cho biết ông sẵn sàng sửa đổi đổi dự luật.
Ông Genuis lưu ý rằng hiện nay không có luật nào ngăn chặn công dân Canada ra nước ngoài nhận tạng mà họ biết hoặc có thể biết là được lấy mà không có sự đồng ý của người hiến tạng rồi sau đó quay lại Canada để tiếp tục điều trị.
Ông lưu ý rằng cấy ghép tạng ở Trung Quốc là một ngành công nghiệp đang bùng nổ, mà trong đó chính quyền đầu tư một lượng tiền lớn vào xây dựng các tòa nhà mới, nhân viên, nghiên cứu và đào tạo về cấy ghép.
Ông nói: “Với cơ sở vốn khổng lồ này cùng với số lượng lớn các ca cấy ghép, ngành công nghiệp ghép tạng ở Trung Quốc được xây dựng không chỉ dựa trên cơ sở nguồn cung tạng sẵn có hiện nay mà còn dựa trên khả năng về nguồn cung cấp tạng vô hạn trong tương lai.”
“Như vậy, chúng ta cần phải đặt câu hỏi lớn với chính quyền Trung Quốc khi họ tuyên bố rằng nạn cưỡng bức thu hoạch tạng này đã chấm dứt”.
Israel, Tây Ban Nha, Ý và Đài Loan đã thông qua luật ngăn chặn công dân du lịch sang Trung Quốc để nhận tạng cấy ghép từ các nguồn bất hợp pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/26/348742.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/29/164043.html
Đăng ngày 3-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản