Bài viết của Mịch Chân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-5-2017] Ngày của Mẹ sắp tới nhắc nhở chúng ta về những người phụ nữ vô tội bị giết hoặc vẫn đang bị giam cầm bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999 và vẫn chưa chấm dứt.

Nạn nhân của cuộc bức hại: Bà Trần Tử Tú

2003-12-26-shandong_6.jpg

Bà Trần Tử Tú và cháu

Học viên Pháp Luân Công bà Trần Tử Tú, qua đời lúc 59 tuổi, là người mẹ đầu tiên bị chết trong cuộc bức hại. Vào ngày 16 tháng 2 năm 2000, bà bị bắt giữ và bị đưa đến “Trại tạm giam và Chuyển hóa Pháp Luân Công” do Văn phòng Đường Thành Quan điều hành.

Các quan chức cộng sản đã đánh vào đầu, hai chân, lưng, bàn chân của bà bằng gậy cao su và sốc điện bà.

Các học viên bị giam khác có thể nghe được những tiếng hét đau đớn của bà suốt đêm. Các quan chức cộng sản yêu cầu bà từ bỏ đức tin trong khi đánh đập bà tàn nhẫn nhưng bà kiên quyết từ chối.

Vào sáng ngày 20 tháng 2 năm 2000, bà Trần, vốn đã hết mức chịu đựng, bị buộc phải bò trong tuyết. Hai ngày tra tấn đã khiến hai chân bà bị thương nghiêm trọng. Bà Trần đã nôn mửa và ngất xỉu. Bà không bao giờ tỉnh lại nữa.

Nạn nhân của cuộc bức hại: Bà Vương Liên Vinh và gia đình

78d9aa87002364bdf4da81933525e58f.jpg

Bà Vương Liên Vinh (phía trước bên trái), chồng bà là ông Trần Vận Xuyên và các con

Bà Vương Liên Vinh là một học viên Pháp Luân Công ở làng Tàm Phòng Doanh, xã Bắc Tân Bảo, huyện Hoài Lai, thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc. Bà đã qua đời khi đang sống lưu lạc vào lúc 11 giờ sáng ngày 4 tháng 8 năm 2006. Ba trong số bốn người con của bà đã chết do bị bức hại. Người con gái lớn vẫn đang bị giam cầm. Người chồng lớn tuổi của bà, người thân duy nhất còn lại với bà, sau đó đã bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Nạn nhân của cuộc bức hại: Bà Trâu Cẩm

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tra tấn và sách nhiễu học viên Pháp Luân Công bà Trâu Cẩm. Bà đã chết trong đau đớn vào tháng 3 năm 2011 ở độ tuổi 77.

Vào ngày 20 tháng 2 năm 2001, bà Trâu đã bị công an bắt giữ và sau đó bị đưa đến trại tạm giam Số 1 thành phố Trường Sa. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2001, bà bị vu khống và bị kết án chín năm tù.

Bà đã bị tra tấn trong trại tạm giam. Trong nhiều lần thẩm vấn, các lính canh đã sốc điện bà, đập đầu bà vào tường, cấm ngủ, bắt bà đứng suốt đêm, không cho bà thức ăn và nước uống, cùng những hình thức tra tấn khác.

Hai lính canh đã đến xà lim của bà Trâu và thẩm vấn bà cả đêm nhưng bà không hợp tác. Họ đẩy bà lên giường và trói tứ chi của bà vào giường. Họ lột quần bà ra và cưỡng hiếp bà. Sau đó, họ nhét dùi cui điện vào âm đạo của bà và sốc điện. Bà Trâu đã hét lên trong đau đớn. Các lính canh chỉ dừng lại khi bà bất tỉnh. Âm đạo của bà bị chảy máu và sưng phồng lên và bà rất đau đớn. Bà Trâu không thể ngồi hay đi lại trong hơn một tháng.

Nạn nhân của cuộc bức hại: Cô Hách Nhuận Quyên

Vào ngày 25 tháng 2 năm 2002, cô Hách Nhuận Quyên, một học viên ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, đã bị bắt giữ và bị tra tấn đến chết vào ngày 18 tháng 3 năm 2002.

Trong 22 ngày, cô Hách đã phải chịu đủ mọi hình thức tra tấn. Sau khi cô chết, công an đã tiến hành khám nghiệm tử thi mà không có sự đồng ý từ gia đình của cô.

Gia đình đã được gọi đến để xác nhận nhân thân, nhưng thi thể không nhận ra được. Thi thể trông rất thê thảm và còn có thể nhìn thấy máu.

Dù đã xem thi thể hai lần, nhưng gia đình không tin rằng đó là cô Hách. Chỉ sau khi chính quyền lấy máu từ người con trai hai tuổi của cô để thử DNA thì thi thể mới được xác định.

Nạn nhân của cuộc bức hại: Anh Chu Hướng Dương và gia đình

9d8bd2946073c1632e566e70c3b342dd.jpg

Anh Chu Hướng Dương và vợ là cô Lý San San

Vào tháng 11 năm 2016, hai học viên Pháp Luân Công là anh Chu Hướng Dương và vợ là cô Lý San San đã bị kết án lần lượt bảy năm và sáu năm tù.

Mẹ anh Chu là bà Vương Thiệu Bình đã kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giải cứu con bà.

Bà viết: “Hơn 17 năm qua, gia đình tôi hiếm khi sống trong yên bình. Con trai tôi, Hướng Dương, đã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và còn bị kéo dài thời hạn thêm một năm.

Con tôi chỉ có mặt ở nhà vào hai dịp tết cổ truyền Trung Quốc, vì tổng thời gian bị giam của cháu là chín năm. Con trai tôi và vợ cháu bị kết án chín năm và ba năm tù vào năm 2001. Vợ chồng tôi phải sống xa nhà để tránh bị bức hại thêm nữa.

Bốn năm sau, chúng tôi bị bắt giữ và bị kết án lao động cưỡng bức, chồng tôi bị kết án bốn năm, và tôi bị một năm rưỡi. Chúng tôi chưa từng ngưng giải cứu Hướng Dương sau khi chúng tôi được thả ra.”

Vô số người mẹ đã chết do bị bức hại

Việc giết chóc và tra tấn các học viên Pháp Luân Công vô tội đã tiếp diễn trong 18 năm qua. Vô số người mẹ đã chết, và vô số gia đình đã tan nát trong cuộc bức hại.

Chúng tôi xin dành những lời chia buồn sâu sắc nhất cho những bà mẹ đã bị tra tấn và giết hại trong đêm trước Ngày của Mẹ.

Chúng tôi kêu gọi mọi người nhận ra tình huống bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc là thảm khốc, và cần giúp đỡ để chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/6/346852.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/13/163515.html

Đăng ngày 25-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share