Theo phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh
[MINH HUỆ 15-8-2016] [Thông báo của Ban biên tập: Bà Lý Lị từng là phó giáo sư ở Học viện Công tố viên quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng sau đó họ đã cho bà nghỉ việc ngay khi chính quyền cộng sản Trung Quốc thi hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Bà bị kết án 9 năm tù vào năm 2004 khi bà cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công. Bà đã chịu nhiều hình thức ngược đãi khác nhau trong lúc bị giam cầm. Không có lương hưu và trợ cấp cho người thu nhập thấp, bà phải vật lộn để kiếm sống sau khi được thả. Bà qua đời vào ngày 6 tháng 11 năm 2015 trong căn nhà thuê ở Bắc Kinh. Lúc đó bà đã 62 tuổi. Có thông tin rằng bà đã ghi chép lại những trải nghiệm của mình kể từ năm 1999. Và nó cũng bao gồm những hình vẽ miêu tả về trường hợp của bà.]
Tên tôi là Lý Lị, tôi sinh ngày 27 tháng 9 năm 1954. Tôi từng là phó giáo sư tại Học viện Công tố viên quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1992 và có nhiều lợi ích về sức khoẻ, thân thể và tâm hồn.
Hình vẽ 1: Hình bà Lý ở bên trái; bức hình bên phải có nội dung: “Học viện Công tố viên quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”
Tôi bị đình chỉ công tác và bị điều tra sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Không lâu sau đó, nhà trường cho tôi nghỉ việc, và thu hồi lương hưu của tôi, ngay cả khi tôi đã làm việc ở đó 24 năm. Ngay cả căn hộ nhà trường phân cho tôi cũng bị lấy đi, khiến tôi sống không có thu nhập và không nơi cư ngụ.
Tôi buộc phải sống xa nhà vào tháng 1 năm 2001 vì tôi không muốn bị bắt giữ.
Công an đã bắt con trai tôi nhiều lần, với âm mưu bắt con tôi tiết lộ về nơi ở của tôi. Con tôi bị công an cấm ngủ và thẩm vấn, còn cha mẹ tôi và họ hàng cũng bị sách nhiễu khi điện thoại bị nghe lén và hộp thư bị kiểm tra. Một số người thân của tôi còn bị mất cơ hội thăng tiến vì tôi từ chối từ bỏ niềm tin của mình.
Tôi bị bắt vào ngày 1 tháng 1 năm 2001 khi sống tại Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông trong lúc đi phát thông tin về Pháp Luân Công. Họ đưa tôi về Bắc Kinh một tháng sau đó. Tại đây, một viên chức đã tát vào mặt tôi, còn người khác thì đá vào chân tôi. Khi vết sưng trên mặt tôi dịu đi thì họ mới đưa tôi vào phòng giam.
Hình vẽ 2: “Công an và người dân là một gia đình và cùng nhau tạo lập một xã hội hài hòa.”
Hình vẽ 3: Lính canh ngăn không cho bà Lý gửi thư khiếu nại; mẩu giấy ở trên tay bà có dòng chữ “Thư khiếu nại.”
Tháng 3 năm 2004, tôi bị kết án chín năm tù và bị đưa đến Nhà tù nữ Bắc Kinh. Lính canh còn ra lệnh cho tôi ngủ trên bàn, thay vì ngủ trên giường kể từ khi bị giam giữ. Dù tôi đã viết thư gửi lên lãnh đạo nhà tù, nhưng lính canh không cho phép tôi gửi thư khiếu nại.
Trong tù, họ thường bắt tôi ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài.
Hình vẽ 4: Ngồi trên ghế nhỏ.
Họ cũng bắt tôi phải làm bánh trung thu. Một trong những công việc tôi phải làm là vác những thùng nặng lên tầng bốn. Lúc đó thời tiết nóng (khoảng tháng 7) đến mức áo của tôi thấm đẫm mồ hôi.
Hình vẽ 5: Các ký tự bằng tiếng Hoa trên hộp có nội dung: “Bánh trung thu Hảo Lợi Lai”
Phó giám đốc nhà tù có tên là Trương Ngọc Mai thường huy động tù nhân để phê phán tôi vì tôi không từ bỏ Pháp Luân Công.
Hình vẽ 6: “Kịch liệt phê phán Pháp Luân Công.”
Có lần họ đưa tôi tới một phòng, nơi lính canh tháo bỏ mọi camera giám sát. Ngay sau khi tôi tới, nhiều lính canh đã kéo tôi và đẩy tôi vào giường. Họ viết những từ nói xấu Pháp Luân Công ở trên lưng tôi. Thêm nữa, họ còn nhét những mẩu giấy có dòng chữ phỉ báng vào trong quần lót của tôi.
Hình vẽ 7: Dòng chữ cổ động ghi: “Trân quý cuộc sống và hãy rời xa dị giáo” [Lời của Ban biên tập: Có rất nhiều biểu ngữ phổ biến được chính quyền thiết kế để nói xấu Pháp Luân Công.]
Ở trên tường, sàn nhà, và ngay cả phòng tắm cũng có đầy những từ ngữ nói xấu Pháp Luân Công. Lính canh còn ra lệnh bắt tôi bước qua dòng chữ “Pháp Luân Công” nhưng tôi từ chối. Sau đó họ kéo tôi đi qua, bất chấp việc tôi không đồng ý.
Hình vẽ 8: Kéo đi xung quanh
Giám đốc họ Trương còn dẫm lên người tôi bằng giầy cao gót của bà ta. Bà ta còn dùng nhiều từ ngữ để sỉ nhục tôi, cố gắng bắt tôi từ bỏ niềm tin của mình.
Hình vẽ 9: Lính canh đi giày cao gót dẫm lên người
Có lần lính canh còn bắt tôi đứng trong 14 ngày liên tiếp. Có hai tù nhân đứng giám sát tôi trong lúc đan len cho lính canh. Bàn chân, hai chân và tay của tôi bị sưng tấy. Cuối cùng, tôi ngã xuống và bị sưng to ở hai bên thái dương. Lần ngã này khiến mắt tôi bị chảy máu.
Hình vẽ 10: Bắt phải đứng
Nếu cảm thấy chưa đủ, nhiều tù nhân còn làm một cái “mũ” dài có viết đầy những từ ngữ phỉ báng rồi đội lên đầu tôi. Lúc đó tôi cảm giác như cuộc cách mạng văn hóa đã trở lại.
Hình vẽ 11: Bắt phải đội “mũ” để hạ nhục
Trong những năm cuối bị giam cầm, lính canh đã chuyển tôi đến bộ phận khác, nơi họ bắt tôi phải học Phật giáo. Tại đây họ để kinh Phật ở mọi nơi, và họ bắt tôi sao chép kinh Phật, đôi khi là 24 tiếng liên tục. Kết quả là, hai tay của tôi bị tê cứng và tôi bị mất phương hướng.
[Lời của Ban biên tập: Không phải là Pháp Luân Công đi ngược lại với Phật giáo, mà ở đây chính quyền dùng đủ mọi cách, kể cả kinh văn trong tôn giáo để khiến các học viên bị lung lay và từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công.]
Hình vẽ 12: Sao chép kinh Phật
Có thời kỳ tôi còn phải đóng gói các hộp đũa. Lúc đó tôi làm như một cỗ máy không nghỉ. Tôi còn không dám uống nước vì không có thời gian nghỉ để đi vệ sinh. Kết quả là, da mặt tôi trở nên vàng vọt và tôi đi ngoài ra máu. Toàn thân tôi cũng bị phù nề.
Hình vẽ 13: Dòng chữ ghi: “Nơi làm việc an toàn”
Sau khi được thả, tôi không còn lương hưu (bởi nó đã bị thu hồi nhiều năm trước), cũng không có trợ cấp cho người thu nhập thấp đáng lẽ tôi được hưởng. Ngoài ra, tôi không còn nơi để trú ngụ và phải đi từ nơi này đến nơi khác. Sau chín năm ở trong tù, người tôi rất yếu và thiếu thốn, cuộc sống của tôi rất khó khăn để sinh tồn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/15/332812.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/23/158390.html
Đăng ngày 18-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.