Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 25-4-2017] Theo thông tin tổng hợp từ Minh Huệ, tháng 3 năm 2017 đã có 1.130 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc bị sách nhiễu trong cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với môn tu luyện này.
Trong 715 học viên bị bắt giữ, có 232 người bị lục soát nhà, và 239 người đã trở về nhà.
Trong 415 học viên bị sách nhiễu, có 92 người bị lục soát nhà, và 47 người bị sách nhiễu vì đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Việc sách nhiễu gồm có bị ép chụp hình, ghi hình và giám sát điện thoại.
Bà Vương Hương Điển, 66 tuổi, từng là Phó Thị trưởng thành phố Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, được thông báo rằng Ủy ban Điều tra Kỷ luật muốn nói chuyện với bà. Vì biết rằng mình không làm gì sai, nên bà đã từ chối gặp họ. Bà đã sống trong nỗi sợ hãi từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu.
Những cuộc bắt giữ và sách nhiễu diễn ra ở 29 tỉnh và thành phố. Số lượng bắt giữ lớn nhất được ghi nhận là ở các tỉnh Sơn Đông (104 vụ) và Liêu Ninh (73 vụ). Số lượng vụ sách nhiễu lớn nhất được ghi nhận là 128 vụ.
Những cuộc bắt giữ quy mô lớn
Từ ngày 20 đến 22 tháng 3, tại Thượng Hải, Tây An và Tề Tề Cáp Nhĩ đã diễn ra các vụ bắt giữ quy mô lớn.
Hai học viên Pháp Luân Công ở Hà Bắc, ông Tống Hưng Vĩ và ông Bạc Trường Thành, đã bị Tòa án quận Bảo Sơn ở Thượng Hải xét xử vào ngày 21 tháng 3. Sáng hôm đó, 15 học viên đã bị bắt giữ gần tòa án.
Một trong các học viên, ông Phùng Hưng Cát, đã bị ba công ăn mặc thường phục bắt giữ tại trạm xe buýt và bị đưa đến Đồn công an Bảo Sơn, nơi ông thấy những các học viên địa phương khác đã bị bắt giữ. Chiều hôm đó, công an đã đưa ông về nhà, lục soát và lấy đi các sách Pháp Luân Công và điện thoại di động. Đêm đó ông bị giam ở trại tạm giam quận Tĩnh An.
Vào ngày 22 tháng 3, hơn 50 học viên đã bị bắt giữ ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Tương tự như tại Thượng Hải, công an đã bắt giữ hàng chục học viên bên ngoài Nhà tù Nữ Thiểm Tây để thể hiện sự ủng hộ cho các học viên địa phương bị giam ở đó.
Những học viên bị bắt giữ gồm: Bà Tống Hiến Lan, mẹ và con gái là Lý Ngọc Hoa và Lưu Xuân Hòa, bà Trần Thúy Trân, bà Lý Tuyết Tùng, bà Mã Thúy Bình, bà Lý Tự Vinh, bà Lưu Thụ Hoa, bà Lưu Tú Vinh, bà Dương Lệ Anh, bà Chu Phượng Trân, bà Lý Phượng Anh, bà Lưu Tinh và bà Thạch Lệ Mẫn.
Một số học viên được thả ra sau khi trả tiền phạt 1.000 nhân dân tệ tiền mặt. Một số khác bị lục soát nhà và bị đưa đến một trung tâm tẩy não. Những người không trả tiền phạt bị giam tại trại tạm giam.
Vào cuối tháng ba, hơn chục cư dân Tề Tề Cáp Nhĩ bị bắt giữ trong ba ngày. 14 người vẫn bị giam, bốn người trong số họ là bà Vương Diễm, ông Lý Thuận Giang, ông Vương Vũ Đông và ông Điền Dũng – đã gặp luật sư của họ.
Các luật sư đã bị sốc bởi điều họ thấy. Ông Lý mang còng tay, xích chân và di chuyển khó khăn. Luật sư của ông đã yêu cầu công an tháo còng ngay lập tức vì làm như vậy là phi pháp. Ông Lý kể rằng ông đã bị tra tấn trong khi bị giam. Phó Đồn công an đã trát wasabi (một loại gần giống với mù tạt) vào một chiếc mặt nạ và đậy lên mặt ông, sau đó họ đánh đập ông suốt đêm bằng một chiếc giầy.
Công an đã chụp mũi và miệng của ông Điền Dũng bằng một cái khăn ướt trước khi đấm vào mặt ông. Họ chụp đầu ông Vương Vũ Đông bằng một cái bao nhựa và thổi khói thuốc lá vào đó.
Các cựu công chức chính quyền và chuyên gia bị nhắm đến
Nhiều cá nhân từng giữ vị trí quan trọng đã bị bắt giữ. Dưới đây là một vài ví dụ:
Giám đốc Sở Giáo dục bị bắt giữ và đánh đập
Bà Lý Ngọc Thư là giám đốc sở giáo dục của Cục Lâm nghiệp A Mộc Nhĩ. Vào ngày 18 tháng 3, khi bà đang ở trong một bưu điện để gửi thư đến CCTV thì ba công an xuất hiện và giật lấy những lá thư trong tay bà. Họ xô bà ngã xuống rồi đá và tát bà, sau đó họ lấy đi chìa khóa và lục soát nhà bà.
Khi thẩm vấn bà, công an nói bà sẽ bị kết án do đã đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân vì phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Đêm đó bà được thả sau khi nhà bị lục soát. Đây không phải là lần đầu nhà bà bị lục soát.
Cựu công an bị bắt giữ
Ông Hồ Đức Nguyên, 63 tuổi, là một cựu công an Đường sắt thành phố Ưng Đàm ở tỉnh Giang Tây. Ông đã bị sa thải vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Vào ngày 9 tháng 3, bốn công an và nhiều công an mặc thường phục đã xuất hiện tại nhà ông để bắt giữ ông. Họ đưa ông đến đồn công an và sau đó là trại tạm giam. trại tạm giam đã từ chối nhận ông vì huyết áp của ông quá cao.
Phòng 610 đã ra lệnh đưa ông đến một bệnh viện và sau đó là một trung tâm cai nghiện ma túy để “chữa trị” rồi tiến hành tra tấn.
Gia đình đã đi tìm ông Hồ và được thông báo lý do ông bị bắt giữ là do đã treo những áp phích về Pháp Luân Công.
Chuyên gia công nghệ thông tin bị bắt giữ
Cô Lưu Hải Anh, 37 tuổi, là một chuyên gia công nghệ thông tin ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Vào ngày 3 tháng 3, cô đã bị bắt giữ tại nơi làm việc sau khi bị công an theo dõi nhiều ngày. Họ đã đưa cô về nhà và lục soát. Hiện giờ cô đang bị giam. Cô bị tố giác khi đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.
Bác sỹ gây mê tại Bệnh viện Cao đẳng Y tế Liên minh Bắc Kinh bị bắt giữ
Cô Diêm Hồng Ngạn, 38 tuổi, một bác sỹ gây mê tại Bệnh viện Cao đẳng Y tế Liên minh Bắc Kinh. Vào ngày 1 tháng 3, cô đã nói chuyện với các trợ lý về Pháp Luân Công và phong trào thoái ĐCSTQ tại nơi làm việc. Có người đã tố giác cô, cô đã bị bắt giữ và bị đưa đến một trại tạm giam. Máy tính cá nhân của cô tại nhà đã bị lấy đi và chưa được trả lại. Gia đình không được phép thăm cô.
Người đàn ông ở Trùng Khánh bị lính canh tát
Vào ngày 7 tháng 3, ông La Giao Vũ, 47 tuổi, ở huyện Lương Bình đã bị chặn lại tại trạm xe lửa khi đang trên đường đi làm việc. Cuốn Chuyển Pháp Luân trong giỏ của ông đã bị lấy đi cùng với những vật dụng cá nhân khác. Ông đã bị bắt giữ và bị giam 15 ngày. Trong khi bị giam, lính canh đã tát vào mặt ông. Ông đã được thả vào ngày 22 tháng 3.
Người phụ nữ ở Sơn Đông bị tra tấn, xương bị gãy
Vào ngày 7 tháng 3, bà Đới Tú Phương, 67 tuổi, ở thành phố Duy Phường đã bị bắt giữ khi đang trên đường đi thăm mẹ chồng. Bà đã bị thương nặng trong cuộc bắt giữ và hiện không thể tự chăm sóc bản thân.
Hai phụ nữ Quảng Đông bị đánh đập vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công
Vào ngày 30 tháng 3, bà Hồng Mỹ Phương và bà Trần Liên ở Ma Cương Trấn đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Một người làng đã bảo họ nói chuyện với Trần Nhuận Thanh, một nhân viên chính quyền.
Trần đã từ chối lắng nghe các học viên và đe dọa gọi công an. Khi họ chuẩn bị rời đi, Trần đã túm lấy cổ áo của họ để giữ họ lại. Ông ta thậm chí còn lấy chìa khóa xe máy của bà Hồng.
Khi dân làng thấy Trần đang bắt giữ người lạ, họ đã tập trung xung quanh. Người trưởng làng đã nói dối đám đông rằng hai phụ nữ đến đây để bắt cóc trẻ em. Dân làng đã phản ứng bằng cách đánh đập bà Hồng.
Trong lúc đánh đập, ông Trần đã lấy cái túi nhựa đựng đầy tài liệu thông tin Pháp Luân Công và treo vào cổ bà Trần, không cho bà rời đi. Một người đàn ông mặc đồ đen đã đá và đấm vào bụng bà Hồng.
Công an đã đến và đưa họ tới đồn công an. Họ được thả vào đêm hôm đó sau khi gia đình tìm kiếm họ.
Khi bà Hồng về nhà, bà phát hiện toàn thân bị bầm tím.
Công an chưa trả lại xe máy cho bà Hồng. Khi công an đến lục soát nhà bà Trần, chồng bà đã ngăn họ lại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/25/346066.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/4/163079.html
Đăng ngày 15-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.