Bài viết của Xuân Yến, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 4-1-2017] Vào một dịp cuối tuần, ba đồng tu và tôi đã tụ họp để chia sẻ tâm đắc thể hội. Mỗi người trong chúng tôi đều hồi tưởng lại những chuyện đã qua thời đầu đắc Pháp. Chúng tôi hy vọng có thể học hỏi từ nhau và tìm lại cảm giác đương sơ lúc mới đắc được Đại Pháp. Tất cả những tên tôi dùng ở đây đều là hóa danh vì lý do an toàn và vì cuộc bức hại vẫn còn đang tiếp diễn ở Trung Quốc.
Một người nghiện rượu đã không bao giờ còn đụng đến một giọt rượu nào
Ông Vương, 70 tuổi, bắt đầu tu luyện Đại Pháp trước khi cuộc bức hại diễn ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ông từng là một người nghiện rượu và thậm chí không ăn cơm trừ khi có rượu. Gia đình ông đã rất lo lắng cho ông.
Trong làng ông có nhiều người, gồm cả con trai ông, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Con trai ông đã giải thích với ông rằng một người tu luyện thì không uống rượu.
Sau nhiều lần suy nghĩ, vào tháng 1 năm 1998, ông đã nói với một người họ hàng rằng đây là lần cuối cùng ông uống rượu bởi vì ông sẽ trở thành một học viên Đại Pháp. Ông đã không đụng đến một giọt rượu nào trong 19 năm qua.
Ngài Lý Hồng Chí, Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp đã nói:
“Phật gia không giảng uống rượu.”
“Trên thân người luyện công chẳng phải có công? Công các loại hình thái, có những công năng hiển hiện trên bề mặt thân thể chư vị, đều là thuần tịnh. Hễ chư vị uống rượu, thì “vù” một cái [chúng] lập tức đều rời khỏi thân thể; ngay trong nháy mắt chư vị chẳng còn gì nữa; ai cũng sợ cái mùi vị này.” (Chuyển Pháp Luân)
Kể từ khi tu luyện Đại Pháp, mỗi ngày ông đều đọc hai bài giảng trong Chuyển Pháp Luân và luyện năm bài công pháp – trừ 21 ngày ông bị tạm giam vì đức tin của mình.
Nhanh chóng học đọc tiếng Trung
Bà Trương, 61 tuổi, bắt đầu tu luyện Đại Pháp năm 1997. Bà chưa từng được học đọc hay viết tiếng Trung.
“Vào mùa thu năm 1997,” bà nói, “chồng tôi đã mua một số băng ghi âm các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí. Tôi đã lắng nghe cùng với chồng và thấy thật thú vị.”
Chồng bà hướng dẫn bà luyện công, nhưng một thực tế khiến bà phiền lòng là bà không biết đọc nên không thể tham gia học Pháp nhóm. Bà đã ôm cuốn Chuyển Pháp Luân trong tay và nhìn vào các chữ trong thời gian lâu, mặc cho chồng và các con bà cười trêu.
“Sau đó, tôi có một ý tưởng,” bà cho biết. “Tôi mua một vài cuốn sổ ghi chép và một chiếc bút, và chép lại phát âm của từng chữ trong đoạn đầu tiên của cuốn Chuyển Pháp Luân, dùng đến những biểu tượng mà chỉ có tôi mới hiểu được. Tôi viết chúng liên tục trong nhiều ngày đêm.
Bà mất 40 ngày để học đọc. Trong buổi học Pháp nhóm tiếp theo, bà xin đọc đoạn đầu tiên.
“Mọi người hỏi làm sao tôi có thể đọc được,” bà nói. “Tôi bắt đầu đọc với vẻ rất tự tin, và đọc xong đoạn đầu tiên một cách trôi chảy. Mọi người đều ngạc nhiên.”
Với trí huệ mà Đại Pháp ban cho, bà đã sớm đọc được toàn bộ cuốn sách. Mặc dù có vài ký tự mà bà không biết, bà không mất thời gian lâu để đọc được một cách dứt khoát.
Trải nghiệm sự siêu thường của Đại Pháp
Bà Trần, 61 tuổi, cũng bắt đầu tu luyện Đại Pháp trước khi cuộc bức hại bắt đầu. Ban đầu, chồng bà nghĩ rằng tu luyện Đại Pháp thật phí phạm thời gian đối với một nông dân có rất nhiều việc phải làm ở nhà và ngoài đồng.
“Tôi thành lập một nhóm học Pháp và điểm luyện công tại nhà,” bà nói, “mặc dù chồng tôi phản đối.”
Một lần chồng bà bị đau răng, khiến ông không thể ăn và ngủ. Sau khi các học viên rời khỏi nhà, ông ngồi trên ghế băng và bắt chéo chân theo tư thế đả tọa. Ông nghe một giọng nói vang lên: “Làm sao con có thể cho phép nó đau đớn được?” Đột nhiên, cơn đau răng của ông biến mất và ông ngồi đó hết sức kinh ngạc.
“Ngày tiếp theo, ông nói với tôi rằng ông muốn tu luyện Đại Pháp,’ bà chia sẻ. “và kể với tôi chuyện gì đã xảy ra. Thay vì phản đối tu luyện, ông đã trở thành một học viên.”
Bày tỏ sự kính trọng
Cô Ding là người trẻ nhất trong số chúng tôi, tầm 50 tuổi. Cô trở thành học viên năm 1994, chỉ vài năm sau khi Sư phụ Lý giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng.
Trong khi tham dự một hội giao lưu tâm đắc của các học viên, cô nói rằng bản nhạc mà họ bật lên đã khiến cô muốn khóc.
“Sau này tôi biết đó là nhạc ‘Phổ Độ’ và ‘Tế Thế,’ cô nói. “Nó mang theo sự từ bi của Sư phụ và truyền tải thông điệp của Ngài. Sau hàng nghìn năm chờ đợi, Sư phụ đã ở đây. Mặc dù phần người của chúng ta có thể không biết rõ, làm sao mà phần biết của chúng ta lại không biết ơn vì Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta về sứ mệnh của mình?”
Cô đã lập một điểm luyện công tại nhà và giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho những người khác. Khoảng 60 học viên thường xuyên đến đó luyện tập.
“Với bất kỳ cuốn sách Đại Pháp nào mà chúng tôi chọn đọc,” cô nói thêm, “dù dài đến mấy, chúng tôi đều đọc hết trong một lần. Chúng tôi mất cả đêm để đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Sau đó chúng tôi luyện năm bài công pháp.”
Trong khi gieo hạt hoặc làm đồng, cô ấy dùng chiếc máy phát cầm tay để nghe các bài giảng.”
“Mồ hôi đổ trên mặt tôi,” cô nói. ”Nhưng tôi không hề cảm thấy vất vả hay mệt mỏi. Đó là niềm vui được đồng hóa với Pháp.”
Hoàn thành sứ mệnh
Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng những chia sẻ của chúng tôi thể hiện sự nghiêm túc và quý báu của việc tu luyện. Tất cả chúng tôi cảm thấy rằng một lần nữa chúng tôi lại được trải nghiệm cảm giác tu luyện như thuở ban đầu. Chúng tôi hiểu rằng mình không thể buông lơi – rằng chúng tôi cần kiên định và tinh tấn trên con đường tu luyện của mình.
Sư phụ đã giảng:
“Càng về cuối càng tinh tấn”
(“Càng về cuối càng tinh tấn” trong Tinh tấn yếu chỉ III)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/4/-340412.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/2/162034.html
Đăng ngày 23-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.