[MINH HUỆ 24-9-2016] Có lần tôi đã đến Hồng Kông để tham gia vào một cuộc diễu hành nhằm phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cô con gái không phải là đệ tử Đại Pháp của tôi đang trong kỳ nghỉ, do đó cả hai chúng tôi đã cùng nhau đến Hồng Kông.

Các học viên Pháp Luân Công từ các nước khác nhau đã tổ chức một nhóm lớn luyện công tập thể bên bờ biển vào sáng hôm sau. Hàng trăm người trong chúng tôi đã ngồi đả toạ cùng nhau. Nghe tiếng nhạc tập du dương, tôi đã gần đạt đến nhập định.

Đột nhiên, một người phụ nữ ở Hiệp hội Thanh niên quan ái Hồng Kông (một tổ chức được ĐCSTQ hậu thuẫn) đã lớn tiếng chửi rủa chúng tôi. Tôi đã quen với những việc này, vì tôi thường tham gia vào hoạt động của Pháp Luân Công tại Hồng Kông và đã học được cách không để cho những sự việc này làm phiền tôi.

Sau đó, tôi nghe thấy hai người cãi nhau. Tôi nghe thấy một giọng quen thuộc nói: “Tôi không tu luyện Pháp Luân Công. Nhưng có gì sai khi những người này tập luyện ở đây. Tại sao cô chửi rủa họ? Họ có làm gì phiền cô đâu!”

Tôi đứng dậy ngay khi biết đó là con gái mình. Tôi túm lấy con gái tôi và nói: “Họ đến đây để gây rối. Họ không tuân theo quy tắc nào cả. Hãy cứ kệ họ.”

Con gái tôi nói: “Họ đang ức hiếp mẹ! Con không thể chịu đựng được điều đó.”

Người phụ nữ kia sau đó liên tục hét lên: “Học viên Pháp Luân Công tấn công tôi!” Hai cảnh sát đã đến và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra.

Con gái tôi nói: “Mọi người ở đây có thể làm chứng. Ai đánh cô ấy? Những người này thật hèn hạ!” Sau đó cô nói với cảnh sát những gì đã xảy ra. Một cảnh sát cho biết: “Họ là kẻ gây rối. Nhưng tốt nhất là các bạn nên rời đi sớm.”

Con gái tôi đã rất ấn tượng với các nhân viên cảnh sát Hồng Kông. Con tôi đã xúc động bởi sự hỗ trợ ngầm của họ dành cho Đại Pháp và sau đó nói với bạn bè và những người khác bất cứ khi nào có cơ hội.

Sau đó con gái hỏi tôi: “Cảnh sát Hồng Kông rất ngay thẳng. Tại sao họ lại cho phép những tên côn đồ từ Hiệp hội Thanh niên quan ái Hồng Kông gây rối như vậy?”

Tôi trả lời: “Họ bị ĐCSTQ âm thầm khống chế. Dưới hệ thống chính trị này, cảnh sát Hồng Kông có thể làm gì?”

Con gái tôi thở dài: “Thật đáng tiếc là Hồng Kông đã thay đổi như thế này. Sẽ tốt biết mấy nếu mọi thứ có thể trở lại như trước.”

Bối cảnh

Hồng Kông được trao lại cho Trung Quốc kiểm soát vào năm 1997 dưới chính sách “Một đất nước, hai chế độ”. Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc kiểm soát, Hồng Kông đã dần dần thay đổi dưới sự xâm nhập và đe dọa của Đảng Cộng sản. Hiệp hội Thanh niên quan ái Hồng Kông được kiểm soát bởi Phòng 610, tổ chức thực thi chính sách đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/335423.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/29/159349.html

Đăng ngày 6-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share