Bài viết của Tiểu Quỳnh, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-8-2016] Sau khi đọc “Thông tri kêu gọi gửi bài tham dự Pháp hội Trung Quốc lần thứ 13” trên Minh Huệ, tôi nghĩ vậy là một năm nữa đã trôi qua, nhưng tôi đã không tu luyện một cách tinh tấn. Do vậy tôi có thể viết gì đây?

Sau đó, tôi tải các bản thu âm tập hợp bài Pháp hội Trung Quốc lần thứ 12 về máy tính. Sau khi nghe, tôi nhận ra giữa tôi và các đệ tử tinh tấn có khoảng cách tu luyện rất lớn. Mình có trải nghiệm tu luyện nào đáng để viết đây? Tôi rất lưỡng lự không biết có nên viết bài không, nhưng trong lúc đang luyện công, nội dung, bố cục, và cả tựa đề của bài viết cứ dâng trào trong tôi.

Một đêm, tôi mơ thấy các đệ tử Đại Pháp phải đi thi, nhưng tôi cứ du đãng ở bên ngoài. Một người hỏi tại sao tôi không vào trong để làm bài. Tôi trả lời rằng tôi đã làm xong và đã có kết quả rồi.

Khi những người khác ra khỏi phòng thi và hỏi tại sao tôi không vào thi, tôi nhắc lại câu trả lời lúc trước. Họ bảo rằng đó là kết quả thi giữa kỳ, và rằng tôi đã bị lỡ bài thi cuối kỳ. Nghe vậy, tôi rất sửng sốt!

Sau giấc mơ ấy, tôi nhận ra mình cần viết bài chia sẻ cho Pháp hội. Nhưng khi cầm bút ngồi xuống, tôi lại không viết được gì. Đối với tôi, việc chọn lựa từ ngữ để diễn đạt những gì mình muốn nói vô cùng khó khăn. Viết được một ít, tôi lại tẩy tẩy xóa xóa. Tôi cảm thấy mình tu luyện chưa tốt, nên không muốn viết nữa.

Tôi quyết định đọc “Thông tri kêu gọi gửi bài tham dự Pháp hội Trung Quốc lần thứ 13” trên Minh Huệ một lần nữa, và một câu viết đã đập vào mắt tôi: “Tránh những lời sáo rỗng, mở đầu dài dòng có nội dung không thực tế, tránh lợi dụng bài chia sẻ trên Minh Huệ để chứng thực bản thân.” Tôi nghĩ, vậy mục đích mình viết bài chia sẻ là để chứng thực bản thân hay chứng thực Pháp?

Nếu vì lý do chưa tinh tấn tu luyện mà mình không viết bài chia sẻ, vậy chẳng phải mình chỉ muốn biểu hiện ra mặt tốt và che giấu những mặt chưa tốt hay sao? Nếu nghĩ rằng mình đã tu luyện rất tốt và muốn viết bài chia sẻ, như thế chẳng phải mình đang phô trương bản thân, đích thị là chứng thực bản thân rồi?

Lý do mình gặp khó khăn trong việc chọn từ để viết là vì mình luôn muốn dùng từ ngữ hoa lệ và văn vẻ, không muốn dùng ngôn ngữ đơn giản.

Sâu xa hơn, mục đích của tôi chính là muốn thể hiện văn tài và muốn chứng thực bản thân!

Tuy nhiên, việc các đệ tử Đại Pháp viết bài chia sẻ là để khuyến khích nhau cùng tiến bước vững chắc trên con đường tu luyện và để làm tốt hơn vai trò trợ Sư chính Pháp. Do vậy, tôi nghĩ mình nên tập trung vào nội dung thay vì chỉ nghĩ đến cách viết.

Sau khi ngộ ra những vấn đề then chốt này, tôi bắt đầu viết. Nhưng mỗi khi nghĩ về những trải nghiệm trong quá khứ của mình, nước mắt tôi cứ trực trào ra.

Trạng thái khổ sở khi đối mặt với những chấp trước cũ lại quay trở lại, và nhiều lần tôi muốn từ bỏ việc viết bài chia sẻ. Cuối cùng, tôi phải mất đến gần một tuần mới viết xong. Sau đó, tôi tĩnh tâm lại và tự hỏi tại sao mình lại cứ khóc như vậy.

Tôi nhận ra rằng những chấp trước cũ của tôi vẫn chưa được trừ bỏ hoàn toàn, chúng đã nổi lên bề mặt khi tôi nghĩ về quá khứ. Quá trình tôi viết bài đã làm bộc lộ những vật chất ngoan cố này bởi chúng luôn cố gắng ngăn cản không cho tôi viết.

Khi tôi viết về chấp trước hay dựa dẫm vào người khác của mình, cái tâm ấy lại nổi lên bề mặt và ngăn cản tôi.

Vài ngày trước, tôi rủ bố mẹ cùng đi treo biểu ngữ và áp phích giảng chân tướng, nhưng họ đã từ chối bởi họ đã làm việc mệt nhọc vào ban ngày trong suốt mùa hè nóng nực. Bố mẹ không muốn đi khiến tôi cũng không muốn đi nữa. Rõ ràng, tôi vẫn còn chấp trước dựa dẫm vào người khác.

Khi nhận ra chấp trước này, hôm đó tôi đã quyết tâm đi giăng biểu ngữ một mình, mặc dù tôi sợ chó, sợ rắn, và sợ phải đi qua nghĩa địa vào buổi tối. Đích thực là tôi cần phải đột phá nỗi sợ hãi này.

Khi ra ngoài, mỗi lần nghe tiếng chó sủa là tôi lại run sợ, nhưng sau đó tôi quyết tâm không để ý đến chúng.

Khi cố gắng quăng những tấm biểu ngữ lên cành cây, đôi lúc tôi trượt tay khiến chúng rơi xuống đám cỏ rậm. Tôi sợ phải đi bộ qua bãi cỏ bởi ở đó có thể có rắn hoặc côn trùng. Nhưng cứ nghĩ đến việc mình phải bỏ ra biết bao thời gian và công sức để làm những tấm biểu ngữ này, tôi lại lấy hết can đảm đi qua bãi cỏ để tìm. Và tôi chẳng bị con gì cắn cả.

Khi đi qua nghĩa địa, tôi nhẩm bài thơ của Sư phụ:

“Nhĩ hữu phạ – Tha tựu trảo

Niệm nhất chính – Ác tựu khoa

Tu luyện nhân – Trang trước Pháp

Phát chính niệm – Lạn quỷ tạc

Thần tại thế – Chứng thực Pháp (Phạ Xá, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

“Chư vị sợ – Nó sẽ bắt

Niệm được chính – Ác sẽ gục

Người tu luyện – Chứa đựng Pháp

Phát chính niệm – Lạn quỷ nổ

Thần tại thế – Chứng thực Pháp.” (Sợ chi, Hồng Ngâm II)

Ngày hôm sau, khi đọc lại những gì tôi viết về tâm dựa dẫm vào người khác của mình, tôi không còn cảm thấy khổ sở như lúc tôi viết nó nữa. Tôi nhận ra rằng khi vượt qua được nỗi sợ hãi để ra ngoài một mình treo biểu ngữ, tôi đã xóa bỏ được tâm chấp trước này, và nó sẽ không can nhiễu tôi được nữa.

Trên đây là những gì tôi trải nghiệm khi viết bài chia sẻ này. Xin vui lòng chỉ ra những điều không phù hợp


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/20/333208.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/6/158566.html

Đăng ngày 6-11-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share