Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-9-2016] Gần đây, một số học viên ở địa phương đã qua đời. Đó là một cú sốc lớn đối với địa phương chúng tôi và đã gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng, đặc biệt là trong gia đình của những học viên qua đời.

Các học viên ở địa phương đã chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc này và đã rút ra bốn điểm như sau:

Thế nào là một người tốt?

Mọi người biết rằng tu luyện bắt đầu từ việc trở thành một người tốt, nhưng mỗi học viên có thể ngộ riêng về ý nghĩa của điều đó. Ví dụ, một số người tin rằng điều đó có nghĩa là chúng ta làm tốt công việc của mình, quan tâm tới mọi thứ trong gia đình, làm tất cả công việc nấu nướng và chăm sóc cháu.

Những học viên như vậy luôn bận rộn với những công việc hàng ngày và tập trung vào việc phù hợp với xã hội người thường và làm một người tốt. Họ không thực sự xem nhà của mình là môi trường tu luyện và quên rằng là một đệ tử Đại Pháp, họ có sứ mệnh.

Về vấn đề thế nào là người tốt, Sư phụ đã giảng rất rõ trong Luận Ngữ.

Thế nào là một người tu luyện?

Một số học viên tin rằng, bằng cách phân phát các tài liệu giảng chân tướng, làm những việc chứng thực Pháp và đóng góp tiền cho các hạng mục Đại Pháp, họ đã là người tu luyện và không còn là người thường nữa. Thực ra những điều này chỉ là hình thức, bước đầu tiên khi bước vào tu luyện chân chính.

Một học viên Đại Pháp nên chân chính vứt bỏ các quan niệm người thường. Đặc biệt, các học viên ở Trung Quốc phải làm tất cả những gì có thể để bản thân họ có thể thoát khỏi văn hóa Đảng tà ác. Chúng ta phải chú ý tới từng suy nghĩ của mình và nghiêm khắc trong việc kiên định với Pháp.

Việc vận dụng lối suy nghĩ theo kiểu của văn hóa Đảng hoặc dựa trên những quan niệm của bản thân chúng ta rất dễ xảy ra.

Thế nào là tu luyện tinh tấn?

Một số học viên làm rất nhiều công việc trong các hạng mục Đại Pháp, rất có ảnh hưởng trong các học viên, đọc và thuộc Chuyển Pháp Luân nhiều hơn những người khác. Khi chia sẻ với các bạn đồng tu, họ nhanh chóng trích dẫn Pháp. Nhưng khi họ gặp mâu thuẫn hay khổ nạn, họ lại quên Pháp.

Mặc dù đang làm ba việc, nhưng Pháp lại không phải là xuất phát điểm của họ. Nếu họ có thể thực sự làm mọi thứ dựa trên việc chứng thực Pháp, cứu người và trợ Sư Chính Pháp, có lẽ họ sẽ đo lường mọi thứ bằng các Pháp lý.

Nếu họ có thể phù hợp với Pháp, có lẽ sẽ không có sơ hở lớn để cựu thế lực lợi dụng, hoặc họ sẽ không mắc kẹt trong những khổ nạn quá lâu và không để thân xác thịt của họ bị cựu thế lực cướp đi.

Thế nào là hướng nội?

Là người tu luyện, tất cả chúng ta đều biết về tầm quan trọng của việc hướng nội. Tất cả chúng ta đều nói về “hướng nội” khi gặp vấn đề.

Và, đúng vậy, chúng ta thực sự phải hướng nội để tìm ra vấn đề. Nhưng đôi khi chúng ta hướng nội không đủ sâu.

Hầu như chúng ta thường tập trung vào bề mặt để xem liệu rằng thứ gì đó là đúng hay sai, hoặc chúng ta che đậy những chấp trước của bản thân bằng cách nói nó chỉ là “vấn đề tâm tính.”

Đôi khi chúng ta tập trung vào kết quả thay vì quá trình. Ví dụ, một số học viên làm các tài liệu quan tâm tới số lượng nhiều hơn là chất lượng. Một số học viên không để ý tới những thứ xung quanh khi họ dán những tấm dán về Pháp Luân Công, và họ thậm chí còn dán lên các bậc cầu thang.

Kết luận

Chúng ta nên lựa chọn chỉ nêu ra những vấn đề của bản thân và không cần dẫn chứng chúng ta đã làm tốt như thế nào, vì chúng ta muốn tìm ra những thiếu sót của mình để chúng ta có thể đề cao như một chỉnh thể và thực hiện tốt trong đoạn cuối của Chính Pháp.

Chúng ta không nên buông lơi việc tu luyện cá nhân và chỉ dựa dẫm vào từ bi của Sư phụ. Chúng ta nên luôn luôn khắc ghi rằng tu luyện cá nhân là chìa khóa để đảm bảo chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh của mình.

Xin hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/29/335536.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/11/159493.html

Đăng ngày 2-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share