Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HỤÊ 21-8-2016] Sau 14 năm bị giam cầm, ông Tống An Vũ – một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang vừa được tại ngoại vào tháng 4 năm 2016. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Tống bị tra tấn trong thời gian bị giam cầm và nhiều lần bị cầm tù.
Trói hai tay ra sau lưng rồi treo lơ lửng trên không
Minh họa tra tấn : Trói hai tay ra sau lưng rồi treo lơ lửng trên không
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông Tống An Vũ đã tới văn phòng chính phủ cấp tỉnh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông Tống và nhiều học viên khác bị giam giữ tại một sân vận động cho đến tối muộn. Khi đó ông Tống 31 tuổi.
Ngày 8 tháng 9 năm 2000, ông Tống bị bắt lần nữa khi đang phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Cảnh sát đã lục soát nhà của ông Tống và thu giữ sách Pháp Luân Công, hai máy thu băng cùng nhiều băng cát xét. Ông Tống bị đưa tới Đồn Cảnh sát Minhanglu ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ.
Họ còng tay ông Tống ra sau lưng và treo ông lên một cái ống dẫn để chân ông không chạm xuống sàn nhà. Họ đánh ông hai giờ liên tiếp bằng một tấm gỗ. Ông Tống cảm thấy như thể xương sườn của mình bị gãy trồi ra ngoài, và toàn thân tê liệt.
Tối hôm đó, ông Tống bị đưa tới trại tạm giam số 1 Tề Tề Cáp Nhĩ. Hai ngày sau, họ thẩm vấn và treo ông Tống trong hơn hai giờ đồng hồ. Điều đó khiến tay ông không thể bưng nổi bát cơm. Một năm sau trên cổ tay ông vẫn còn nhìn thấy những vết sẹo. Đến bây giờ ông Tống vẫn không thể chạm tay vào lưng của mình.
Ông Tống bị giam hai tháng tại trại tạm giam ở Tề Tề Cáp Nhĩ, sau đó ông bị giam một tháng tại Khu tạm giam quận Nam Cương ở thành phố Cáp Nhĩ Tân.
Viên chức cảnh sát cán đế giày lên khớp gối đã gãy của ông Tống
Tháng 4 năm 2002, khi ông Tống đến thăm nhà của một đồng tu, nhiều cảnh sát đã bao vây tòa nhà. Ông Tống nhảy từ trên tầng 5 xuống khiến ông bị gãy rất nhiều xương cẳng chân và bàn chân. Xương bánh chè của ông bị vỡ vụn và ông được đưa tới bệnh viện để chụp X-Quang. Mặc dù cảnh sát biết rằng ông bị thương nặng nhưng họ vẫn đưa ông tới Đồn Cảnh sát Beijuzhai để thẩm vấn ông.
Bốn viên chức cảnh sát giữ tay và chân của ông. Họ nhét một điếu thuốc lá đang cháy vào lỗ mũi của ông. Một cảnh sát ấn đế giày lên khớp gối bị gãy của ông và di đế giày quanh chỗ xương gãy, đồng thời hét lên, “Ta là một gã đồ tể, ta là một kẻ giết người”. Ông Tống không thể chịu đựng được sự đau đớn tột cùng của hình thức tra tấn này.
Minh họa tra tấn : Hít khói thuốc lá
Sau đó ông Tống gị đưa tới Đội Cảnh sát Hình Sự quận Thiết Phong để tiếp tục thẩm vấn. Họ đã nối dây của một chiếc điện thoại tới ngón tay cái của ông và sử dụng nguồn điện của điện thoại để sốc điện ông Tống.
Minh họa tra tấn : Sốc điện bằng dây điện thoại
Ông Tống bị trói vào một chiếc ghế sắt. Họ gác chân của ông lên một ghế băng. Còn hai tay của ông bị còng ra sau lưng và đưa qua khe phía sau ghế. Ông Tống bị trói bẩy ngày trong tư thế này và ông được cung cấp rất ít thức ăn.
Sau đó ông Tống được đưa đến Bệnh viện Tân Sinh (nay gọi là Bệnh viện Nhà tù Thái Lai). Xương gối bên phải bị gãy của ông được lấy ra và thay thế bằng một dây thép để giữ gối của ông. Một tháng sau, ông Tống bị đưa trở lại trại tạm giam ở Tề Tề Cáp Nhĩ.
Ông Tống không thể tự chăm sóc bản thân và ông còn không thể trở mình khi nằm trên giường ngủ. Vì lý do gì đó mà dây kim loại trong gối của ông bị chìa ra ngoài và đâm thủng chiếc quần của ông. Mãi đến nửa năm sau, khi ông được đưa đến Nhà tù Thái Lai thì dây sắt mới được loại bỏ.
13 năm bị giam cầm
Trước khi bị kết án 14 năm tù, ông Tống đã bị giam giữ gần một năm. Đó là do ông điều hành một cơ sở sản xuất tài liệu. Ngày 25 tháng 4 năm 2003, ông Tống bị đưa tới Nhà tù Thái Lai.
Trong suốt 4 năm đầu tiên trong tù, ông không thể ngồi xổm được và ông chỉ có thể đứng được một vài phút. Họ đã cử những tù nhân liên tục theo dõi ông.
Năm 2010, vì ông Tống từ chối viết bản tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công nên ông bị ép phải đứng trong tư thế tay bị còng và bị gông. Vì chấn thương ở đầu gối nên ông không thể đứng thời gian lâu. Sau đó họ để ông ngồi xuống nền bê tông. Tám tù nhân theo dõi ông cả ngày lẫn đêm để không cho ông Tống ngủ. Tôn Quốc Dự – chính trị viên buồng giam số 17 đã ra lệnh cho những tù nhân ngược đãi ông.
Ông Tống bị giam cầm 13 năm trong Nhà tù Thái Lai và một năm trong trại tạm giam. Mặc dù đã được về nhà, nhưng ông vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về thể chất cũng như tài chính. Hiện tại rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong Nhà tù Thái Lai và vẫn đang bị bức hại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/21/333287.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/21/159621.html
Đăng ngày 6-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.