Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ Chu Văn Anh
[MINH HUỆ 13-10-2016] Ngày 10 tháng 12 năm 1948, tại tòa nhà Palais de Chaillot gần Tháp Eiffel, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết toàn cầu về Nhân quyền.
Sau gần 70 năm, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn còn bị ngược đãi vì đức tin của họ vào các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Ngày 9 tháng 10 năm 2016, các học viên Pháp Luân Công ở Pháp đã tới Quảng trường Nhân quyền để nâng cao nhận thức cho công chúng về những tội ác tàn bạo này đang diễn ra ở Trung Quốc.
Các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công ở Quảng trường Nhân quyền.
Một loại hình tội phạm mới
Ông Jean Bernard, một giáo viên nghỉ hưu, đã cùng với vợ và bạn bè của mình ký tên thỉnh nguyện để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Ông cho biết: “Tôi là một giáo viên, do đó tôi biết rằng việc tham gia cùng các bạn và tôn trọng nhân quyền là một việc làm hết sức quan trọng,”
Một khách bộ hành khác, bà Yvette đã dùng từ “man rợ” khi nói về nạn cưỡng bức thu hoạch tạng từ những học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc. Bà nói, dù thế nào đi nữa, thì chế độ Cộng sản Trung Quốc cũng không nên bức hại những người tu luyện ôn hòa vì đức tin của họ như vậy.
Bà tiếp tục: “Trong nhiều thập kỷ qua, tôi biết có nhiều điều tồi tệ đã xảy ra ở Trung Quốc. Rõ ràng là, cưỡng bức thu hoạch tạng là một hình thức phạm tội khác của chế độ Cộng sản Trung Quốc,”
Khách bộ hành đã đọc thông tin trên các tấm bảng giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc.
“Nhiều người hơn nữa cần biết sự thực này”
Ông Gérôme Brooks làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tại một công ty dược. Ông nhận xét, tình hình vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc ít được các hãng truyền thông lớn đưa tin: “Nếu người nào đó chỉ theo dõi tin tức từ các hãng truyền hình hay các hãng phát thanh lớn, thì họ khó có thể biết được những gì thực sự đang diễn ra ở Trung Quốc.”
Phản ứng trước tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng từ những học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc, ông cho biết: “Phải nói cho nhiều người hơn nữa biết về tội ác này.”
Bà Marie Beique, một du khách đến từ Canada rất quan tâm tới các bài công pháp thiền định của Pháp Luân Công. Mặc dù đây là lần đầu tiên bà được nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhưng bà hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực của các học viên. Bà nói: “Các bạn phải nói cho những người khác biết về những gì mà các bạn đã trải nghiệm thông qua những sự kiện như thế này.”
Người dân ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/13/336266.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/14/159538.html
Đăng ngày 19-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.