Bài viết của Ngô Tư Tĩnh, phóng viên Minh Huệ tại Berlin, Đức

[MINH HUỆ 16-8-2016] Các học viên Pháp Luân Công Châu Âu đã tề tựu về Berlin vào ngày 30 tháng 7 năm 2015 để tham gia đại diễu hành ở trung tâm thành phố. Qua sự kiện này, các học viên giúp nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kéo dài suốt 17 năm qua và kêu gọi ủng hộ giúp chấm dứt bức hại.

Dưới đây là câu chuyện của bốn học viên ở Châu Âu đã tham gia lễ diễu hành.

2016-8-15-minghui-falun-gong-berlin-01--ss.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo dẫn đầu đoàn diễu hành của các học viên Pháp Luân Công ở Berlin, Đức hôm 30 tháng 7 năm 2016

Bảy học viên đến từ Thụy Điển: Cần phải để công chúng nhận thức được tính chất tàn bạo của cuộc bức hại này

2016-8-15-minghui-falun-gong-berlin-02--ss.jpg

Học viên Sven đến từ Gothenburg, Thụy Điển

Ông Sven đến từ Gothenburg, Thụy Điển, khởi hành từ chiều ngày 29 tháng 7 và đến Berlin vào sáng hôm sau. Ông chia sẻ: “Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đối mặt với việc bị cầm tù phi pháp và giết hại bất cứ lúc nào. Tôi đến đây để tham dự một sự kiện trọng đại như vậy thì chặng đường đó quả là không hề xa xôi gì.”

Ông Sven bước vào tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1995. Ông đã từng tham dự các sự kiện kháng nghị lớn của Pháp Luân Công ở Châu Âu kể từ năm 1999, thời điểm ĐCSTQ phát động bức hại pháp môn này. Ông nói: “Cần phải để cho công chúng nhận thức được tính chất tàn bạo của cuộc bức hại này. Tôi tận dụng toàn bộ kỳ nghỉ của mình cho sự kiện này. Tôi đã đến Berlin vài lần rồi.”

Sven nói rằng qua Pháp Luân Công ông đã tìm thấy ý nghĩa nhân sinh, điều mà ông tìm kiếm bấy lâu. Tu luyện Pháp Luân Công đã đem lại cho ông lợi ích về sức khỏe. Hiện tại, ông đã ngoài 50, nhưng ông thấy rằng bản thân khỏe hơn so với hồi 30 tuổi. Ông không hề cảm thấy mệt mỏi sau khi đi bộ cả một ngày ròng.

Sven chia sẻ một vài lý do khiến ông bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Ông nói. “Điêu căn bản nhất là cần chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để tôi đề cao bản thân và tống khư những thói hư tật xấu. Với tôi, thì khó nhất là làm được chữ Nhẫn. Tôi vốn tính tình nóng nảy. Nhưng giờ đây tôi có thể kiểm soát bản thân, nhưng vẫn có nhiều phương diện cần đề cao.”

Sven nói rằng ông được thụ ích rất nhiều từ môn tập, cả tâm lẫn thân, bởi vậy ông không thể khoanh tay đứng nhìn cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

Người em gái kêu gọi trả tự do cho chị gái đang bị cầm tù ở Trung Quốc

2016-8-15-minghui-falun-gong-berlin-03--ss.jpg

Học viên Mã đến từ Phần Lan là một thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo

Đoàn nhạc Tian Guo thăm dự lễ diễu hành ở Berlin lần này gồm 80 thành viên là các học viên Pháp Luân Công đến từ hơn 10 quốc gia.

“Chị gái tôi bị bắt giữ ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bởi tu luyện Pháp Luân Công cách đây vài tháng,” cô Mã nói. “Tôi rất lo lắng cho chị ấy. Chị ấy đã hai lần bị đưa đi cấp cứu. Tôi không biết thông tin gì về tình huống hiện tại của chị ấy cả.”

Cô Mã từ Phần Lan đến Đức tham dự lễ diễu hành “để nhiều người hơn nữa biết đến vẻ đẹp của Pháp Luân Công và chân tướng cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ.”

Một học viên người Đức: Cuộc bức hại Pháp Luân Công đang hủy hoại đạo đức

2016-8-15-minghui-falun-gong-berlin-04--ss.jpg

Tại lễ diễu hành hôm 30 tháng 7, học viên Vương (ở giữa) cùng con gái (bên trái cô), trong trang phục màu trắng, mang theo di ảnh của các đồng tu của họ, những người đã mất đi mạng sống của mình bởi cuộc bức hại

Bà Vương di chuyển từ Regensburg, nơi cách Berlin gần 250 dặm, để tham dự sự kiện. Bà cùng hơn 20 học viên Pháp Luân Công khác cầm di ảnh của các đồng tu đã bị mất đi mạng sống của mình trong cuộc bức hại.

Bà bày tỏ: “Tôi thấy rất đau lòng khi có quá nhiều học viên bị tra tấn đến chết. Cuộc diễu hành này là cần thiết vì nó giúp nhiều người hơn nữa nhận thức về những gì đang xảy ra và giúp chấm dứt cuộc bức hại. Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã hủy hoại đạo đức. Phải chấm dứt nó càng sớm càng tốt.”

Người vợ tìm kiếm sự thật phía sau cái chết đầy bí ẩn của chồng

2016-8-15-minghui-falun-gong-berlin-05--ss.jpg

Học viên Chu Thanh là một thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo

Học viên Chu Thanh, hiện đang sống ở Berlin, nguyên quán ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cô là một thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo và chơi trống con (snare) cùng bà Mã. Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cô. Chồng cô, anh Điền Thế Thần đã chết một cách bí ẩn sau khi đơn vị công tác giam giữ anh trong vài giờ đồng hồ.

Anh Điền là công nhân của Công ty TNHH Thương mại Ô tô Phúc Kiến ở Bắc Kinh. Anh sinh năm 1981 và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 2010. Khi làm việc ở Nigeria, anh giảng chân tướng cuộc bức hại với bạn bè ở khu phố Tàu. Đại sứ quán Trung Quốc ở Nigeria đã theo dõi anh và đặc vụ của ĐCSTQ đã điều tra anh. Ngay khi anh vừa bay đến Bắc Kinh, anh đã bị đưa thẳng từ sân bay đến Công ty Phúc Kiến hồi cuối tháng 12 năm 2011.

Anh bị giam giữ ở đó trong bốn giờ và bị gây áp lực buộc từ chức. Họ nói rằng anh phải rời khỏi Bắc Kinh trong vòng 24 giờ. Sau khi trở về nhà, anh có triệu chứng bị vàng da và 16 ngày sau đó anh đột ngột qua đời. Xương của anh có màu hồng nhạt sau khi thi thể anh được hỏa táng. Nhiều người nghi ngờ rằng anh đã bị đầu độc.

Sau khi chồng qua đời, vượt qua biết bao khó khăn, cuối cùng cô Chu đã đến được nước Đức. Cô hy vọng rằng cuộc bức hại sẽ chấm dứt, và nguyên nhân cái chết của chồng cô sẽ được làm sáng tỏ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/16/333055.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/18/158321.html

Đăng ngày 26-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share