Bài viết của Phóng viên Minh Huệ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-7-2016] Một vài ngày trước phiên xét xử, chủ tọa phiên tòa đã gọi điện cho luật sư đại diện của bà Tống Quy Hàng, một học viên Pháp Luân Công, và cố gắng ngăn luật sư bào chữa vô tội cho thân chủ của mình hay biện hộ cho cuộc bức hại Pháp Luân Công là không có cơ sở pháp lý.

Thẩm phán Mã Thuật Hà đã đe dọa luật sư, nói rằng ông ta sẽ tăng mức án của bà Tống và bãi bỏ việc bào chữa của luật sư nếu luật sư không làm theo yêu cầu của ông ta.

6cb447f6de40b8f6b6aff34f61155cd1.jpg

Bà Tống Quy Hàng

Bà Tống Quy Hàng bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Nguyên Bảo vào ngày 7 tháng 7 năm 2016. Luật sư đã không thực hiện theo yêu cầu của thẩm phán và bào chữa bà Tống vô tội.

Luật sư biện hộ rằng những cáo buộc đối với bà Tống là không có căn cứ. Bà đã bị bắt giữ trái phép, bị buộc tội vì tu luyện Pháp Luân Công và nói với mọi người về môn tu luyện này. Luật sư cho rằng không có một dấu hiệu nào cho thấy có bất kể tác hại nào gây ra đối với những người khác hay với xã hội và cũng không có quy định rõ ràng nào cho thấy bà đã vi phạm pháp luật. Mặt khác, quyền tự do tín ngưỡng là quyền hiến pháp của tất cả mọi người và cần phải được bảo vệ.

Trong khi kiểm tra chéo chứng cứ, công tố viên đã nói rằng bà Tống bị tố cáo lên cộng đồng khu dân cư vì đã nói với mọi người: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Do đó, nhân viên của cộng đồng khu dân cư Vương Thiên Kiêu đã theo dõi bà và báo cho cảnh sát.

Luật sư đã hỏi tòa: “Làm sao có thể cho rằng câu nói đó cấu thành nên tội trạng?” Ông cũng chỉ ra rằng nhân viên của cộng đồng khu dân cư Vương Thiên Kiêu đã không có mặt tại phiên xét xử để xác minh lời nói của mình, do vậy không thể coi ông này là một nhân chứng hợp lệ.

Bà Tống cũng đã tự bào chữa cho mình và thuyết phục các nhân viên tòa án và các công tố viên phải hành xử đúng với lương tâm của mình và không nên tham gia vào cuộc bức hại.

Thẩm phán đã giữ im lặng trong suốt thời gian bào chữa.

Thẩm phán nỗ lực ngăn chặn gia đình tham gia phiên xét xử

Trước khi xét xử, thẩm phán Mã cũng đã gọi điện cho chồng bà Tống và nói với ông rằng chỉ có ông là người duy nhất được phép tham dự phiên xét xử và không một thành viên nào khác trong gia đình được phép có mặt tại đó.

Người cha 87 tuổi của bà Tống đã không nghe thẩm phán và đến phiên xét xử cùng với con rể vào ngày 7 tháng 7. Các chỗ ngồi còn lại tại tòa được lấp kín bởi hơn 20 cảnh sát mặc thường phục và các quan chức chính phủ.

Ngay sau khi phiên xét xử bắt đầu, một nửa số quan chức có mặt tại tòa bắt đầu ra về. Khoảng chục người tiếp tục ngồi lại tham dự phiên xét xử.

Người cha 87 tuổi đòi công lý cho con gái

Bà Tống bị bắt ngày 11 tháng 4 năm 2016 và kể từ đó bà bị giam giữ tại Trại tạm giam số 1 thành phố Đan Đông.

Trước lần bị bắt mới đây nhất, bà Tống đã 2 lần bị đưa vào trại lao động cưỡng bức và bị kết án 5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị tra tấn tàn bạo trong mỗi lần bị giam giữ, bị bức thực và đánh đập, bị treo chân bằng dây thừng. Rất nhiều lần bà bị tra tấn đến mức nguy hiểm đến tính mạng.

Lo sợ rằng con gái có thể bị tra tấn một lần nữa trong thời gian bị giam giữ, người cha 87 tuổi đã liên tục tới đồn cảnh sát và Viện kiểm soát để yêu cầu thả bà Tống. Các cán bộ đón tiếp ông đã từ chối thả bà Tống và khăng khăng tiếp tục vụ việc.

Cuối cùng người cha 87 tuổi đã đệ đơn kiện cảnh sát và công tố viên vì đã bắt giữ bà trái phép và cố buộc tội bà.

Báo cáo liên quan: Nạn nhân của vụ tra tấn trước đây tại Liêu Ninh lại bị bắt vì niềm tin của bà vào Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/26/331930.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/23/158385.html

Đăng ngày 3-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share