Bài viết của phóng viên Minh Huệ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 5-8-2016] Bà Thôi Sanh Vân, một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Giai Mộc Tư mới đây đã đệ đơn kiện hình sự cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, gây ra bao khổ nạn cho gia đình bà trong suốt 17 năm qua.
Năm 1994, bà Thôi cùng chồng là ông Thông Quốc Ưu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để cải thiện sức khỏe và cả hai đã chứng kiến những kết quả kì diệu do tu luyện đem lại. Tuy nhiên, hai vợ chồng bà cùng gia đình đã liên tục phải sống trong sự sợ hãi kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999 khi bà Thôi bị bắt và bị giam giữ nhiều lần.
Bất chấp những sự việc đã xảy ra, gia đình bà Thôi vẫn ủng hộ bà cũng như quyền tự do tín ngưỡng mà bà đã lựa chọn. Với sự ra đời của đứa cháu gái đầu tiên, gia đình bà cuối cùng cũng bắt đầu thấy tia hi vọng trong nỗi đau khổ họ đang phải trải qua.
Cuộc sống của hai con gái và cháu gái
Cô Tiêu Tiêu, con gái lớn của bà Thôi, sinh hạ được một bé gái. Tuy nhiên, quá trình trưởng thành của Tiêu Tiêu không hề dễ dàng chút nào bởi thành kiến của mọi người đối với cha mẹ cô.
Khi còn nhỏ, Tiêu Tiêu được biết đến như một thần đồng, cô biết nói chuyện khi chỉ mới 4 tháng tuổi và bắt đầu biết đọc khi được một tuổi.
Tuy nhiên, khi bà Thôi buộc phải xa cô vì bị bắt giam, cô đã phải học cách sống tự lập hơn khi mới chỉ học lớp 4. Để tiết kiệm tiền và làm mẹ yên lòng, cô đã học tập chăm chỉ và đến khi vào đại học, cô đã được nhận học bổng toàn phần.
Tại trường đại học, cô đã gặp chồng cô bây giờ. Tuy nhiên, bố mẹ anh khi đó đã phản đối mối quan hệ của họ sau khi biết rằng bố mẹ của Tiêu Tiêu là các học viên Pháp Luân Công.
Tiêu Tiêu trở nên chán nản và thậm chí sau bao nỗ lực, cô vẫn không thể có cuộc sống của riêng mình.
Phải mất nhiều năm sống trong sự căng thẳng và nhẫn nại trước khi những tác động do chiến dịch tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công nguôi đi, bố mẹ chồng của Tiêu Tiêu mới có thể hiểu được rằng những người tu luyện Pháp Luân Công là vô tội.
Khi em gái của Tiêu Tiêu là Tiểu Bảo chỉ mới 5 tuổi thì cả hai bố mẹ của họ đều bị bắt trong cùng một ngày. Cô đã tận mắt chứng kiến cảnh sát đánh đập cha mình.
Lên sáu tuổi, một người họ hàng của cô đã giúp Tiểu Bảo viết một lá thư kêu gọi mọi người giải cứu mẹ cô khỏi việc bị tra tấn ở trong tù.
Em họ của Tiểu Bảo cũng đã chứng kiến ĐCSTQ đã bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công như thế nào. Cô nói với mọi người rằng cô đã dần dần thực sự hiểu được đầy đủ sức nặng của từ “bức hại” là như thế nào.
Cô đã thấy bà Thôi, dì của mình, bị trường học nơi bà giảng dạy sa thải như thế nào chỉ vì đức tin của mình. Cô cũng đã chứng kiến cảnh các chị họ của mình là Tiêu Tiêu và Tiểu Bảo không còn nơi nương tựa như thế nào. Cô nhận thấy dì của mình giờ đây chỉ còn da bọc xương và chứng kiến cảnh mẹ cô nằm khóc lóc trên sàn sau khi thất bại trong việc thuyết phục cảnh sát thả dì Thôi. Cô vẫn nhớ những lúc cả gia đình xì xào bàn tán về chuyện của dì cô và cảnh hai chị em Tiêu Tiêu và Tiểu Bảo phải di chuyển hết nhà này sang nhà khác để tá túc mỗi ngày.
Cô không hiểu tại sao tất cả những điều này lại xảy ra với dì cô, một người tốt bụng và không làm điều gì sai cả.
Những khó khăn mà bà Thôi và ông Thông phải chịu đựng
Bà Thôi sinh năm 1963. Hồi nhỏ bà là một đứa trẻ tài năng và có thể làm tốt mọi việc bà muốn làm. Dưới bà có 4 anh chị em nữa.
Trong suốt thời Cách mạng văn hóa, cả gia đình bà đã phải sống trong nỗi sợ hãi về ĐCSTQ. Ông của bà bị gắn mác địa chủ và thường bị kéo xuống đường để bị lên án công khai.
Khi cuộc Cách mạng văn hóa qua đi, cuối cùng niềm vui cũng đã quay trở lại với năm thành viên của gia đình. Anh chị em bà đối xử tối với nhau và tình cảm này được duy trì đến cả sau khi họ lớn lên và lập gia đình.
Bà Thôi gặp ông Thông, một người đàn ông tài giỏi và họ kết hôn, sinh đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, sức khỏe bà Thôi không tốt, bà thường xuyên bị ốm và các anh chị em của bà thường phải đến chăm sóc bà.
Ngay sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào cuối năm 1994, mọi bệnh tật của bà đều biến mất. Bà đã giới thiệu môn tu luyện với nhiều bạn bè và đồng nghiệp của mình. Một vài người trong số họ cũng bắt đầu tu luyện.
Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, bà Thôi cùng chồng và 70 học viên khác đã cố gắng đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Tuy nhiên họ đã bị chặn lại tại ga Cáp Nhĩ Tân và bị đưa trở lại Giai Mộc Tư.
Những năm sau đó, bà thường xuyên bị bắt và bị giam giữ.
Bà được thả khỏi trại tạm giam đầu tiên vào năm 1999 sau khi bà bị lâm vào tình trạng nguy kịch do tuyệt thực. Trong ba năm tiếp theo, bà liên tục được thả rồi lại bị giam giữ thêm vài lần nữa. Cuối năm 2002, bà đã phải đi trốn và cảnh sát đã đưa tên bà vào danh sách truy nã.
Bà bị bắt lại vào ngày 19 tháng 5 năm 2007 sau khi bà phải lang bạt 5 năm. Chính quyền đã kết án bà 5 năm tù. Trong tù, bà đã bị tra tấn dã man khiến bà cử động một cách khó khăn và bà đã bị nhốt trong một phòng biệt giam lạnh giá.
Trong thời gian bà bị cầm tù, chồng bà đã phải chăm sóc các con bà với sự giúp đỡ của các anh chị em của bà. Mỗi tháng, anh chị em bà đã phải đi một chặng đường rất xa để thăm bà, gửi tiền và quần áo cho bà.
Bố mẹ già luôn phải lo lắng
Khi bố bà Thôi biết rằng bà bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công, ông đã tát bà. Đó là lần đầu tiên ông từng làm một việc như vậy đối với con gái.
Cuối cùng họ cũng được đoàn tụ sau khi bà Thôi được ra tù. Tuy nhiên, cuộc bức hại đã gợi nhớ lại những ký ức đen tối thời Cách mạng văn hóa và ông liên tục lo lắng cho con gái mình. Những áp lực tâm lý lên tuổi tác của ông quá sớm và ông đã qua đời.
Mẹ của bà Thôi đã tới thăm bà sau 6 tháng bà bị giam giữ nhưng bà không được phép vào gặp con gái. Hàng đêm bà khóc lóc và lo lắng cho con. Bốn tháng sau khi bà Thôi bị kết án, mẹ bà cũng đã qua đời mà không có bất kỳ triệu trứng cảnh báo nào.
Mặc dù cả gia đình họ đã phải chịu đựng khổ đau trong suốt 17 năm bức hại, gia đình họ chưa bao giờ mất đi hi vọng. Em gái bà Thôi nói rằng cuối cùng cô đã hiểu được ai mới là thủ phạm thực sự và ai là những người thực sự tốt.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Các bài viết liên quan (bản tiếng Anh):
Cảnh sát thành phố Giai Mộc Tư (tỉnh Hắc Long Giang) tra tấn bà Thôi Sanh Vân đến suýt chết
Lá thư kêu cầu giải cứu cho mẹ của một bé gái 6 tuổi
Vụ án bức hại bà Thôi Sanh Vân ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang
Bà Thôi Sanh Vân bị tra tấn trong nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/5/332364.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/20/158337.html
Đăng ngày 3-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản