Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-6-2016] Ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc đã có thể nhìn thấu những lời tuyên truyền dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua những nỗ lực phi thường của các học viên, những người đang hàng ngày mạo hiểm cả mạng sống của mình để nói với người dân về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Nhiều người dân đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện ủng hộ các học viên Pháp Luân Công khởi kiện Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, đã dẫn đến cái chết của hàng ngàn học viên và hàng trăm ngàn học viên bị cầm tù vì đức tin của họ.
1.640 chữ ký ở tỉnh Hà Bắc
Kể từ tháng Giêng năm nay, hơn 1.640 người ở huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện gửi tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý.
1.640 người ở thành phố Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc đã ký tên yêu cầu truy tố Giang Trạch Dân
Một người ký tên nói: “Giang Trạch Dân quá tàn ác. Ông ta tham nhũng hủ bại và phản bội tổ quốc bằng việc cắt đất cho Nga. Tôi muốn tham gia vào chiến dịch này cùng các bạn.”
Một người khác bình luận: “Giang Trạch Dân đã không làm được điều gì tốt đẹp cho đất nước và người dân Trung Quốc cả.”
Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng Giêng năm 2016, ở tỉnh Hà Bắc đã có hơn 711 người ký tên vào đơn thỉnh nguyện.
5.543 chữ ký ở thành phố Nguyên Giang, tỉnh Hồ Nam
Kể từ tháng 3 năm nay, 5.543 người ở thành phố Nguyên Giang, tỉnh Hồ Nam đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện. Tính từ đầu năm, tổng số đã thu thập được 6.820 chữ ký.
Cho đến nay, hơn 200.000 người cả ở trong và ngoài Trung Quốc đã nộp đơn khởi kiện Giang Trạch Dân. Nhiều nhân vật có tên tuổi trên khắp thế giới cũng đã bước ra lên án cuộc đàn áp và ủng hộ việc khởi kiện Giang Trạch Dân.
Ở châu Á, hơn 1,2 triệu người đã ký vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu chấm dứt bức hại các học viên Pháp Luân Công và đưa Giang Trạch Dân ra công lý.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Giang đã rời khỏi vị trí là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2002. Nhưng ông ta vẫn còn rất nhiều quyền lực từ trong bóng tối thông qua một mạng lưới các quan chức do ông ta dựng lên.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự. Cho đến nay nhiều học viên Pháp Luân Công đã sử dụng quyền khiếu nại hình sự này để kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/26/330526.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/4/157681.html
Đăng ngày 26-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.