Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Châu Âu
[MINH HUỆ 25-7-2016] Dưới sự chỉ đạo của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cấm Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999
Đánh dấu cuộc đàn áp kéo dài suốt 17 năm trên toàn Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công ở nhiều nước đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho các quan chức chính phủ cùng cộng đồng về các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Trung Quốc.
Cuối tuần vừa qua, Pháp Luân Công đã tổ chức nhiều hoạt động tại Đức, Ai-len và Pháp
Đức
Bên ngoài Nhà thờ St. Paul, một điểm đến du lịch nổi tiếng ở trung tâm thành phố Frankfurt, các học viên Pháp Luân Công đã dựng áp phích và ngồi thiền để thu hút sự chú ý công chúng về cuộc đàn áp đang diễn ra tại Trung Quốc.
Luyện công bên cạnh Nhà thờ St. Paul ở Frankfutt vào ngày 23 tháng 7 năm 2016
Một khách du lịch nói với một học viên: “Tôi đến từ Hồng Kông và tôi ủng hộ các bạn. Nhưng các bạn có biết ĐCSTQ mà các bạn phải đương đầu đang rất hùng hậu không?”
Một học viên trả lời: “Điều đó không vấn đề gì. Lực lượng của chúng tôi còn hùng mạnh hơn, chúng tôi làm điều này là vì lương tri thôi thúc, vì nhân loại, sức mạnh thực sự của chúng tôi bắt nguồn từ đây”, vừa nói cô vừa chỉ tay lên ngực mình, người khách du lịch liền gật đầu và mỉm cười.
Người qua đường đọc nội dung áp phích về cuộc bức hại ở Trung Quốc
Hiện tại đang mùa du lịch cao điểm, hàng ngày đều có một lượng lớn xe du lịch đưa khách đến đây. Các khách du lịch, trong đó có nhiều người Trung Quốc, thích đi dạo vòng quanh, mua sắm, ăn uống và ngắm cảnh. Một trong những thứ đầu tiên họ nhìn thấy khi xuống xe buýt là tấm biểu ngữ mang dòng chữ: “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn”.
Một khách du lịch Trung Quốc vừa chỉ tay vào các học viên đang luyện công vừa nói với những du khách khác trong đoàn của anh: “Này các vị, nhìn kìa! Ở đây có Pháp Luân Công kìa!”
Một người khách bộ hành dừng chân tìm hiểu về Pháp Luân Công
Nhiều người đi bộ qua đường khác đều có thái độ ủng hộ Pháp Luân Công. Moschel-Spohr, một người dân địa phương đã rất chấn động khi biết đến cuộc bức hại tàn bạo đạo đang diễn ra ở Trung Quốc, đặc biệt là về tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công vẫn còn sống. “Đây là một sự việc rất đáng buồn. Và tôi luôn luôn ủng hộ các bạn.”
Bà Moschel-Spohr nói rằng việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là nạn mổ cướp nội tạng, là không thể chấp nhận được.
Một thanh niên tên Vojtech Heidelberg trước đây chưa từng được biết đến Pháp Luân Công. Anh đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại sau khi biết về tình huống ở Trung Quốc. “Tôi thực sự hy vọng có thể làm gì đó để giúp các bạn”, anh nói.
Bắc Ai-len
Ngay sau lễ diễu hành hôm 23 tháng 7, vào buổi trưa cùng ngày, các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Ai-len đã tổ chức mít-tinh trên Quảng trường Arthur ở Belfast. Cả hai sự kiện đều thu hút được đông đảo sự chú ý của công chúng.
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành từ Tòa Thị chính, qua khu Donegall Place, đại lộ Royal, khu Castle Place, và cuối cùng quay trở lại Quảng trường Athur.
Một nhóm sinh viên người Ý rất sốc khi được biết đến nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tất cả 23 sinh viên đều ký tên thỉnh nguyện để ủng hộ các học viên.
Ông bà William, một cặp vợ chồng người Mỹ, nói rằng họ đã từng dạy học ở Trung Quốc và đã tận mắt chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi. “Đối mặt với một tội ác tàn bạo như thế này, mỗi cá nhân chúng ta đều cần phải làm gì đó để chấm dứt nó.”
Luyện công tập thể tại Quảng trường Arthur, Belfast.
Pmair, một người dân địa phương ở Belfast, nói rằng thật đáng buồn khi một tội ác như tội mổ cướp nội tạng lại có thể xảy ra vào thời đại này. “Tôi nghĩ người dân và chính phủ Anh quốc cần quan tâm tới vấn đề này. Du lịch ghép tạng phải dừng lại, bởi chúng ta không thể trở thành tòng phạm giết người.”
Pháp
Vào ngày 22 tháng 7, các học viên tập hợp trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp để luyện công và giảng chân tướng về cuộc bức hại ở Trung Quốc.
Ông Đường Hán Long, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Pháp nói: “Bức hại Pháp Luân Công là một tội ác quốc gia do Giang Trạch Dân phát động vào năm 1999. Các thủ đoạn bức hại bao gồm bắt bớ, tống giam, tra tấn, lao động khổ sai, và mổ cướp nội tạng, v.v…”
Ông Khương Lực Hữu, một người ủng hộ nhân quyền, nói rằng ông rất ngưỡng mộ lòng dũng cảm của các học viên Pháp Luân Công. Bởi những điều khủng khiếp mà ĐCSTQ đã làm hàng thập kỷ qua, ông khuyến nghị những người dân Trung Quốc nên thoái xuất khỏi nó để có một tương lai tốt đẹp hơn. “Năm nay tôi đã 81 tuổi, kinh nghiệm sống của tôi đủ nhiều để biết rằng ĐCSTQ đang sụp đổ. Và tôi chắc rằng các bạn không muốn chìm cùng với nó.”
Hai người đi bộ qua đường ký tên thỉnh nguyện tại sự kiện gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris vào ngày 22 tháng 7
Cô Isabelle Brunot nói rằng mặc dù rất quan tâm tới các vấn đề nhân quyền nhưng cô hết sức ngạc nhiên về những thông tin mình vừa được biết. “Tôi đã không hề hay biết gì về việc này. Thật khó có thể tưởng tượng được rằng vào thế kỷ 21 rồi mà vẫn có những tội ác như tội giết người để cướp nội tạng tồn tại. Tồi tệ hơn nữa là không có nhiều báo cáo hay tin tức về vấn đề nghiêm trọng này.” Cô khích lệ các học viên hãy tiếp tục nỗ lực để nói cho nhiều người hơn biết về tội ác này.
Anh Jerry Normal, một thanh niên đến từ Togo, nói rằng mọi người không phớt lờ vấn đề này. “Tôi cũng đã từng chứng kiến các trường hợp vi phạm nhân quyền ở đất nước tôi. Vì vậy chúng ta không thể để những sự việc như thế này tiếp diễn.”
Khi ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cưỡng bức mổ cướp nội tạng, Normal nói rằng anh làm việc này “bằng cả trái tim” và rằng “Đây là một vấn đề nhân văn cơ bản mà tất cả chúng ta cần quan tâm”.
Nối tiếp nghị quyết năm 2013 lên án nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc, gần đây, Nghị viện Châu Âu đã ban hành một bản tuyên bố hối thúc hành động nhiều hơn nữa để chấm dứt tội ác tàn bạo này.
Hơn một nửa Nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu đã cùng ký vào bản tuyên bố nêu trên. Trong số đó, ngài Tomáš Zdechovsk, Nghị sỹ Cộng hòa Séc đã phát biểu rằng quyền căn bản của con người không thể bị làm ngơ: “Hãy thận trọng, hỡi tất cả các quốc gia dân chủ, bởi vì lần này là vấn đề của Trung Quốc, nhưng lần tiếp theo có thể là vấn đề khác ở một quốc gia khác.”
Các bài viết tiếng Trung liên quan:
https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/25/331891.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/25/331879.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/25/331872.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/30/158037.html
Đăng ngày 6-8-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.