Bài viết của Trương Cần, phóng viên của Minh Huệ tại Auckland

[MINH HUỆ 22-7-2016] Tháng 7 năm 2016, các học viên Pháp Luân Công ở New Zealand đã tổ chức một loạt các hoạt động nhằm dánh dấu 17 năm kháng nghị ôn hòa trước cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Các học viên đã tổ chức một buổi lễ mit-tinh và một buổi triển lãm chống tra tấn, và đã xin được hơn 4.000 chữ ký kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Các sự kiện này diễn ra ở Hamilton ngày 17 tháng 7, ở Auckland ngày 16 tháng 7, và ở Wellington ngày 20 tháng 7. Văn phòng của thủ tướng John Key đã gọi điện đến buổi lễ mit-tinh của Pháp Luân Công trên quảng trường Aotea ở Auckland để gửi đến những lời chúc tốt đẹp nhất từ thủ tướng.

4fad73de1963843115e1a65d3717407c.jpg

Các hoạt động ở Wellington: Lễ mit-tinh (ảnh trên), mit-tinh ở Quận Cuba Street (ảnh dưới bên trái), và luyện công trước đại sứ quán Trung Quốc (ảnh dưới bên phải)

611a31e683bb3372a5ae33781147946f.jpg

Triển lãm chống tra tấn ở Auckland

feecbd601551d4820dd90f32986211a3.jpg

Mit-tinh ở Hamilton

Chủ tịch Hội đồng Tự do Công dân Auckland: Tự hào khi ủng hộ Pháp Luân Công

Ông Barry Wilson, luật sư và đồng thời là chủ tịch của Hội đồng Tự do Công dân Auckland phát biểu tại lễ mit-tinh và nói rằng, ông rất ngưỡng mộ những nỗ lực toàn cầu của các học viên Pháp Luân Công nhằm phơi bày cuộc bức hại tàn bạo.

Ông Wilson mạnh mẽ lên án tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, và cho rằng Nghị quyết 343 của Nghị viện Hoa Kỳ là một bước đột phá. Ông hy vọng các học viên ở New Zealand sẽ tiếp tục nỗ lực của họ nhằm phơi bày cuộc bức hại này.

“Tôi rất tự hào vì mình có thể ủng hộ Pháp Luân Công!” ông nói thêm.

Luật sư nhân quyền: Các học viên Pháp Luân Công vô tội

Luật sư nhân quyền nổi tiếng, ông Kerry Gore, đã bày tỏ sự ủng hộ của mình tại các buổi lễ hoạt động của Pháp Luân Công và nói rằng các học viên Pháp Luân Công đã bảo vệ đức tin của họ với lòng quả cảm to lớn và sự kiên trì bền bỉ, điều này chứng minh cho sức mạnh của Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của pháp môn.

Ông Gore nói rằng cuộc bức hại này đã vi phạm nghiêm trọng đến Hiến pháp Trung Quốc và các công ước quốc tế về nhân quyền. Ông cũng nói thêm, lịch sử sẽ chứng minh những học viên Pháp Luân Công dũng cảm là vô tội, và đó sẽ là sự đánh giá rõ ràng nhất và chắc chắn nhất của lịch sử.

9d3e8177bfb176da87b997e26981e056.jpg

Luật sư nhân quyền Kelly Gore (ảnh trên), học viên Pháp Luân Công Hoàng Quốc Hoa (ảnh dưới bên trái) và Chủ tịch Hội đồng Tự do Công dân, ông Barry Wilson (hình dưới bên phải) phát biểu tại lễ mit-tinh ở Auckland.

Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền Bệnh nhân ở Waikato: Không ngôn từ nào có thể mô tả tội ác mổ cướp nội tạng

Bà Carolyn McKenzie, chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền Bệnh nhân ở Waikato, phát biểu rằng hầu hết người dân ở New Zealand khó có thể tưởng tượng được rằng chính phủ Trung Quốc đã không chấp nhận, thậm chí còn giết hại một nhóm người lương thiện và hòa bình chỉ vì đức tin của họ. Bà lên án hành vi mổ cướp nội tạng từ những tù nhân lương tâm hòng thu lợi nhuận của ĐCSTQ, và nói thêm rằng không ngôn từ nào có thể mô tả được mức độ tàn bạo của tội ác này. Bà kêu gọi chính phủ New Zealand phản đối nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc và cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công.

Lời tự thuật về tội ác mổ cướp nội tạng

Ông Hoàng Quốc Hoa, một học viên Pháp Luân Công, đã kể lại chi tiết về việc vợ của ông, bà La Chức Tương, đã chết trong cuộc bức hại. Bà bị bắt khi đang có thai ba tháng và đã bị ngã từ tầng ba một tòa nhà khi đang ở trong trại tạm giam. Bệnh viện thông báo rằng bà bị chết não và đã cho ngừng điều trị trong khi tim bà còn đang đập. Dù vậy, ông Quốc Hoa bị cấm không cho gặp vợ của mình.

Bốn tháng sau, họ cần ông ký vào giấy tờ hỏa táng cho vợ, nên ông đã được đưa ra khỏi trại lao động cải tạo và cuối cùng được nhìn thấy thi thể khô cứng của vợ mình. Ông nghi ngờ nội tạng của bà đã bị mổ lấy đi. Nhiều năm sau, ông thấy tên bệnh viện nơi vợ mình điều trị nằm trong danh sách những bệnh viện dính líu đến nạn mổ cướp nội tạng.

Về bản thân mình, ông Quốc Hoa cũng đã từng bị cưỡng ép đi xét nghiệm máu nhiều lần ở trại lao động, có ngày ông còn bị ép đi làm xét nghiệm tới ba lần.

Sự ủng hộ của quần chúng

2016-7-22-minghui-newzealand-rally-05--ss.jpg

2016-7-22-minghui-newzealand-rally-06--ss.jpg

2016-7-22-minghui-newzealand-rally-07--ss.jpg

Khách bộ hành dừng chân tìm hiểu về nạn mổ cướp nội tạng và ký tên thỉnh nguyện

Nhiều người đã bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc bức hại ngay lập tức.

eecb83b5d33f6f7b4129715710d6b792.jpg

Cô Traci Rugkin đang trả lời phỏng vấn

Cô Traci Rugkin nói: “Tôi đã từng biết về cuộc bức hại này từ cha của tôi. Ông đến thăm một ngôi làng nhỏ ở Trung Quốc. Tại đây, ông đã gặp một gia đình. Họ kể cho ông những chuyện đã xảy ra với các thành viên trong gia đình họ. Họ dặn ông không được kể chuyện này với ai bởi vì họ có thể bị bức hại… Chúng tôi không thể giữ im lặng. Họ không làm gì sai cả. Bức hại họ là một tội ác, vì vậy chính phủ Trung Quốc phải dừng ngay cuộc bức hại này lại.”

Anh Leen, một du khách người Đức, nói với phóng viên: “Chúng ta cần phải đứng lên và lên tiếng bảo vệ nhân quyền. Chúng ta cần giúp mọi người nhận thức được những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, và điều đó là không thể dung thứ. Chúng ta cũng cần báo cáo đến các chính phủ để họ lên tiếng cho vấn đề nhân quyền ở đất nước này.”

Cô Andy, một cư dân địa phương, nói: “Nhiều người hơn nữa sẽ phải cùng đứng lên. Hãy nhớ rằng, con người có sức mạnh. Chúng ta cho họ sức mạnh. Tôi hy vọng thủ tướng New Zealand của chúng tôi sẽ đứng lên và nói: ‘Như vậy là đủ rồi! Đúng là chúng ta cần giao dịch thương mại, nhưng chúng ta cũng cần phải lên tiếng để ủng hộ lẽ phải.’“

Cô Renee nói rằng cô đã từng biết về cuộc bức hại và thậm chí đã từng ăn chay để nâng cao nhận thức của mình về nạn mổ cướp nội tạng. Cô nói: “Đây là một thảm kịch. Cuối cùng con người sẽ nhìn lại quãng thời gian này, và sẽ coi đây là sự lạm dụng nhân quyền có hệ thống và tàn ác nhất ở cuối thế kỷ thứ 20.”

Sinh viên Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ

Một sinh viên 19 tuổi người Trung Quốc được biết rằng vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn là do ĐCSTQ dàn dựng nhằm vận động tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công. Anh ấy nói: “Tôi sẽ không xem chương trình tin tức ở Trung Quốc nữa, tôi sẽ bị những lời dối trá của họ lừa bịp. Tôi phải nói cho bố mẹ và ông bà tôi biết về điều này.”

Người sinh viên vui vẻ thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ mà anh đã gia nhập trước đây và muốn giúp những học viên Pháp Luân Công chấm dứt cuộc bức hại này. Anh đã ký tên thỉnh nguyện và hy vọng tiếng nói của anh sẽ được tổ chức Liên Hợp Quốc lắng nghe.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/22/331759.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/31/158040.html

Đăng ngày 6-8-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share