Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Châu Á
[MINH HUỆ 18-7-2016] Gần đến ngày 20 tháng 7, ngày đánh dấu 17 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công khai màn ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã tổ chức nhiều sự kiện để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại vẫn tiếp diễn này. Dưới đây là các sự kiện được tổ chức ở Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Ma Cao.
Thái Lan
Ngày 17 tháng 7, các học viên tập trung ở Công viên Lumphini, Băng Cốc, trưng băng-rôn và biểu diễn các bài công pháp, tưởng niệm các học viên đã mất đi mạng sống trong cuộc bức hại.
Học viên Pháp Luân Công Thái Lan luyện công tại Băng Cốc ngày 17 tháng 7
Di ảnh của các học viên đã bị tra tấn đến chết trong cuộc bức hại
Hơn 4.000 học viên có danh tính đã bị tra tấn đến chết trong khi bị giam giữ. Bà Trì Lệ Hoa, một học viên Pháp Luân Công đến từ tỉnh Liêu Ninh, đã chia sẻ câu chuyện của bà.
Chồng bà, ông Từ Đại Vi, qua đời năm 2009 ở tuổi 34, sau khi bị tra tấn tàn bạo trong 8 năm tù giam. Ngoài ra, hai anh trai và các chị dâu của bà cũng bị bắt và giam giữ. Nhiều thành viên trong gia đình bà, trong đó có cha mẹ bà lần lượt qua đời chỉ trong vài tháng vì phải chịu sức ép nặng nề, bị sách nhiễu và thống khổ trước những bi kịch của gia đình.
“Tôi đã bị bắt và giam giữ bốn lần chỉ vì tôi kiên định tu luyện Pháp Luân Công,” bà Trì nói.
Malaysia
Học viên Pháp Luân Công ở Malaysia đã tổ chức nhiều hoạt động để phơi bày cuộc đàn áp kéo dài 17 năm tại Trung Quốc.
Các học viên luyện công tại Taman Pelangi Indah ở Johor vào ngày 10 tháng 7. Bên cạnh những tấm áp phích và di ảnh của các học viên đã thiệt mạng vì bị tra tấn, họ đã nói với người qua đường về tội ác tàn bạo ở Trung Quốc, trong đó có nạn cưỡng bức mổ cướp tạng.
Học viên Pháp Luân Công luyện công tại Taman Pelangi Indah ở Johor vào ngày 10 tháng 7
Một lễ mít-tinh đã được tổ chức ở gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Kuala Lumpur vào ngày 17 tháng 7. Trọng tâm của buổi lễ là làn sóng khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì việc ông ta đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công đang ngày càng gia tăng. Các học viên cũng gửi một lá thư đến các quan chức Trung Quốc hối thúc họ chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo này.
Băng-rôn ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur
Tại Titiwangsa Lake Gardens ở Kuala Lumpur, các học viên đã tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm vào ngày 20 tháng 7 để nâng cao nhận thức về tội ác tàn bạo phản nhân loại ở Trung Quốc.
Hàn Quốc
Học viên Pháp Luân Công ở Seoul và các khu vực lân cận đã tập trung tại Cheonggyecheon vào tối ngày 20 tháng 7 để thắp nến tưởng niệm, hy vọng nhiều người hơn nữa có thể giúp chấm dứt những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.
Một đôi vợ chồng người Hàn Quốc đã nói rằng nhiều người ở Hàn Quốc biết Pháp Luân Công rất ôn hòa. Họ nói rằng những sự kiện tương tự cần phải được tổ chức ở Trung Quốc để có thể giúp nhiều người Trung Quốc không còn bị lừa dối bởi những tuyên truyền của chính quyền cộng sản nữa.
Thắp nến tưởng niệm tại Cheonggyecheon ở Seoul vào ngày 20 tháng 7
Anh Eric, một người gốc Hoa lớn lên ở Mỹ, đã đọc các tấm áp-phích và nói chuyện với các học viên. Anh đã từng thấy các học viên ở Hoa Kỳ và biết đến cuộc bức hại ở Trung Quốc. Anh đã lấy vài cuốn tài liệu nhỏ và cuốn Cửu Bình để tìm hiểu thêm nữa.
Cô Phó San, một du khách đến từ Trung Quốc, nói rằng cô đã biết đến nạn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống nhờ truy cập tin tức thông qua phần mềm đặc biệt có khả năng vượt tường lửa internet. Tuy vậy, khi xem các tấm áp-phích và những điều các học viên chia sẻ, cô rất xúc động.
Cô nói: “Nạn cưỡng bức thu hoạch tạng phải chấm dứt ngay, tôi nghĩ rằng mọi người đều sẽ đồng tình như vậy.”
Ma Cao
Học viên Pháp Luân Công ở Ma Cao tổ chức thắp nến tưởng niệm ở Văn phòng Liên lạc (Liaison Office) của Chính phủ Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7.
Các học viên ở Ma Cao thắp nến tưởng niệm vào ngày 20 tháng 7
Bà Dư và bà Trần đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ngay sau khi cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999. Bà Dư nói: “Tôi chỉ cảm thấy rằng cần phải làm điều đó. Pháp Luân Công vô cớ bị công kích và chúng tôi thụ ích rất nhiều nhờ tu luyện pháp môn.”
Tuy vậy, họ vẫn bị bắt và giam giữ. “Chính quyền tịch thu thị thực của chúng tôi. Nhưng không gì có thể ngăn chúng tôi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn,” bà Trần nói thêm.
Các bài viết liên quan bằng tiếng Hán:
https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/22/331737.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/22/331743.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/23/331790.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/18/331521.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/27/157996.html
Đăng ngày 31-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.