Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 4-5-2016] Thêm một học viên Pháp Luân Công nữa mới đây đã đệ đơn tố cáo cựu lãnh đạo độc tài Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh bức hại tàn bạo Pháp Luân Công từ năm 1999.
Ông Giang Tuấn Phong, 51 tuổi đã bị Tòa án quận Vệ Đông thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam đưa ra xét xử vào ngày 27 tháng 4 năm 2016. Chưa có một phán quyết nào được đưa ra tại thời điểm viết báo cáo này và ông Giang hiện vẫn bị giam giữ tại Trại tạm giam huyện Jianxian.
Bị bắt vì đã đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân
Ông Giang Tuấn Phong bị bắt tháng 11 năm 2015 cùng với 19 học viên Pháp Luân Công khác cũng đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân vì cuộc bức hại đã khiến họ đã bị tra tấn, bỏ tù và thiệt hại tài chính.
Khi các học viên Pháp Luân Công tiến hành ngày càng nhiều hoạt động pháp lý đối với Giang, kể từ sau ngày 9 tháng 7 năm 2015, Phòng 610 thành phố Bình Đỉnh Sơn đã bắt đầu ngăn chặn nhiều học viên gửi đơn tố cáo hơn.
Nhiều học viên trước đó đã đệ đơn khiếu nại đều bị Phòng 610 sách nhiễu và gây áp lực phải rút đơn kiện. Một số người nhà của các học viên cũng bị sách nhiễu.
Ngày 24 tháng 8, mặc dù không có giấy tờ thi hành lệnh khám xét nhưng nhân viên Phòng An ninh Nội địa và Phòng 610 đã bất ngờ tới cửa hàng của ông Giang. Họ lục soát mọi nơi để tìm đơn tố cáo Giang Trạch Dân và khi tìm thấy, họ đã chụp lại lá đơn đó.
Ông Giang đã bị bắt 3 tháng sau đó vào tháng 11 năm 2015 tại cửa hàng của ông và bị đưa đến Trại giam Bình Đỉnh Sơn cùng ngày. Sau 15 ngày bị giam giữ dưới diện vi phạm hành chính, ông bị chuyển đến trại tạm giam huyện Jianxian và bị giam dưới diện hình sự trong 5 tháng trước khi bị xét xử.
Sau khi ông Giang bị bắt, người cha 80 tuổi của ông không thể trông coi được cửa hàng và đã phải thanh lý cửa hàng. Điều này càng khiến tình hình tài chính gia đình ông trở nên tồi tệ hơn.
Cải thiện sức khỏe khi bước vào tu luyện nhưng lại bị bức hại vì lên tiếng cho Pháp Luân Công
Trong đơn kiện tố cáo, ông Giang nêu chi tiết nhiều lần bị giam giữ và nhiều năm bị tra tấn tại trại lao động cưỡng bức, đồng thời cũng thuật lại việc tu luyện Pháp Luân Công đã đem đến những thay đổi lớn trong cuộc đời ông như thế nào.
Ông cho biết đã tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1996, khi đó ông 33 tuổi và đã bị chuẩn đoán có bị chứng huyết khối.
Ông đã kể lại rằng: “Đúng lúc cảm thấy thất vọng và mất phương hướng về tương lai của mình thì Pháp Luân Công đã cho tôi hy vọng bắt đầu một cuộc sống mới. Cơ thể tôi đã trải qua những thay đổi đáng kể. Các khối u đã biến mất. Tôi trở nên khỏe mạnh hơn, và điều đó cũng đã giúp tôi làm việc hiệu quả hơn”.
“Khi cuộc bức hại bất ngờ xảy ra từ tháng 7 năm 1999, nó bao phủ ồ ạt khắp nơi đến nỗi tôi cảm thấy dường như cả thế giới đang sụp đổ”.
Để lên tiếng cho Pháp Luân Công, ông Giang đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện, nhưng ông đã bị bắt và bị giam giữ 15 ngày với tội danh là “gây rối trật tự xã hội”.
Sau khi được đưa về nhà, ông Giang bị cảnh sát địa phương và nơi ông làm việc ép phải thú nhận hành động sai trái qua ti vi vì “phản kháng Đảng” và phải tuyên bố rằng ông sẽ “đứng về phía Đảng từ giờ trở đi”.
Không yên lòng với “lời thú tội” bị cưỡng chế ấy, ông Giang đã quay trở lại Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1999 để một lần nữa thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Một lần nữa ông lại bị bắt và bị giam giữ trong ba tháng rưỡi, trước khi bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức vì “gây rối trật tự xã hội”.
Suýt chết sau khi bị lao động khổ sai và tra tấn
“Tại trại lao động cưỡng bức Bolou, lính canh đã dùng lao động cường độ cao và áp lực tinh thần để nô dịch chúng tôi. Họ làm vậy không chỉ để biến chúng tôi thành lao động miễn phí mà còn nhằm ép chúng tôi phải từ bỏ đức tin của mình”, ông Giang viết trong đơn tố cáo.
“Có lúc chúng tôi bị bắt phải đứng dưới sông cả nửa ngày trời trong tiết trời mùa đông buốt giá để làm sạch bùn mà chỉ được mặc mỗi chiếc quần soóc. Có khi chúng tôi bị bắt phải chuyển những bao cát nặng khoảng 45 kg ra khỏi sông, đào móng để xây dựng nhà hoặc dỡ khoảng hơn 50 tấn hàng hóa từ tàu hỏa xuống. Bất kể chúng tôi làm việc nhiều đến đâu, trại lao động không bao giờ trả thù lao cho chúng tôi. Nếu chúng tôi có chậm lại dù chỉ một chút liền bị lính canh dọa tra tấn.”
Tái hiện một hình thức tra tấn: bị trói bằng dây thừng
Nhiều học viên, trong đó có ông Giang, đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối bức hại. Các lính canh ra sức bức thực ông Giang, khiến ông bị chảy máu mũi đầm đìa. Sau đó, ông đã được tạm tha để chữa bệnh.
Tuy nhiên, ba tháng sau, ngay sau khi hồi phục, ông Giang lại bị lính canh tù bắt giữ và tống trở lại trại lao động, và lại tiếp tục phải lao động nặng nhọc ở đó. Sức khỏe của ông đã nhanh chóng bị sa sút, người rộc đi và bị chuẩn đoán bị lao phổi vào tháng 4 năm 2002.
Ông Giang được đưa đến bệnh viện khi đã rơi vào tình trạng nguy kịch. “Thậm chí bác sỹ cũng nói rằng việc tôi tỉnh lại sau ba ngày bị hôn mê là một phép màu”, ông Giang kể lại.
Sau ba tháng nằm viện, cuối cùng ông đã được trở về nhà. Gia đình ông đã phải vay mượn tiền để trả hàng nghìn nhân dân tệ viện phí cho ông.
Bị mất việc
Tháng 9 năm 2002, ông Giang quay trở lại ngôi trường mà ông công tác trước khi bị bắt và đề nghị được tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, do không chịu từ bỏ đức tin của mình, trường học đã không cho phép không quay lại làm việc và chỉ chấp nhận trả cho ông 150 nhân dân tệ (khoảng 25 USD) mỗi tháng để trang trải chi phí sinh hoạt.
Ông Giang buộc phải rời khỏi nhà và tìm một công việc mới để kiếm sống. Trong suốt kỳ Thế vận hội tổ chức tại Bắc Kinh năm 2008, cảnh sát thành phố Bình Đỉnh Sơn đã đe dọa chủ công ty nơi ông làm việc về việc đóng cửa công ty nhằm gây áp lực buộc công ty phải sa thải ông.
Sau khi mất việc một lần nữa, năm 2010, ông Giang đã mở một cửa hàng nhỏ buôn bán kẹo.
Năm 2012, ông đã đề nghị được quay trở lại giảng dạy nhưng hiệu trưởng trường đã bỏ qua đề nghị của ông. Ông Giang đã đưa việc này ra tòa và đệ đơn tố cáo hiệu trường trường học.
Dưới áp lực của trường học và Phòng 610, tòa án đã bác bỏ đơn tố cáo của ông. Khi ông kháng cáo, các tòa án cấp cao hơn cũng từ chối ông.
Bối cảnh
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh để yêu cầu thả 45 học viên bị bắt giữ tại Thiên Tân, một thành phố cách Bắc Kinh khoảng 60 dặm về phía Đông. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa kết thúc ngay trong ngày hôm đó, sau khi Thủ tướng Chu Dung Cơ chấp thuận yêu cầu của các học viên. 45 học viên bị bắt tại Thiên Tân đã được trả tự do. Năm nào cũng vậy, mỗi khi ngày 25 tháng 4 đến gần, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới lại tổ chức hoạt động để kỷ niệm sự kiện ôn hòa này.
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.
Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ngày 10 tháng 6 năm 1999, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thực thi chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này. Luật pháp cũng cho phép người dân đệ đơn tố cáo mà không cần dùng tên thật. Nhiều học viên khuyến khích mọi người chung sức giúp tố cáo những tội ác của Giang và chấm dứt cuộc bức hại.
Báo cáo liên quan:
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/4/327562.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/17/157032.html
Đăng ngày 6-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.