Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 1-5-2016] Một nông dân ở tỉnh Hắc Long Giang gần đây đã bị xét xử bởi đã nộp đơn khởi kiện Giang Trạch Dân, yêu cầu cựu độc tài Trung Quốc này phải chịu trách nhiệm vì đã phát động bức hại Pháp Luân Công.

Gia đình ông Dương Vận Đào bớt căng thẳng khi nghe phần biện hộ của luật sư rằng ông Dương không hề phạm pháp. Ông Dương đã thực hiện quyền hiến pháp của mình khi tìm kiếm công lý yêu cầu Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm vì đã xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của ông.

Gia đình ông đã rất thất vọng khi nghe công tố viên đề nghị bản án ba đến năm năm tù dù ông ta không thể chứng minh được những lời buộc tội của mình.

Người dân đã phát động một đợt thỉnh nguyện yêu cầu tòa tuyên bố trắng án và trả tự do cho ông Dương ngay lập tức. Tổng cộng 208 dân làng đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện.

Người nông dân bị bắt giữ

Ngày 9 tháng 11 năm 2015, ông Dương, 65 tuổi, một nông dân của huyện Hoa An, Hắc Long Giang bị bắt giữ và 10 ngày sau đó, ông được tại ngoại vì lý do sức khỏe.

Ông đã bị bắt lại vào ngày 24 tháng 2 năm 2016. Viện Kiểm sát huyện Hoa An đã phê chuẩn lệnh bắt và đệ trình vụ việc của ông ra tòa đề nghị xét xử. Tòa án huyện Hoa An dự kiến xét xử ông vào ngày 5 tháng 4 năm 2016.

Một ngày trước khi phiên tòa diễn ra, gia đình ông Dương đã thuê hai luật sư ở Bắc Kinh. Các luật sư này đến tòa án vào sáng hôm sau trước khi bắt đầu phiên điều trần. Họ yêu cầu hoãn phiên tòa vì cần có nhiều thời gian hơn để xem xét hồ sơ. Thẩm phán đã đồng ý lùi phiên xét xử đến ngày 18 tháng 4.

Luật sư bác bỏ các khoản phí

Hàng loạt cán bộ tư pháp và cảnh sát địa phương có mặt để chứng kiến phiên xét xử.

Công tố viên cáo buộc ông Dương gửi các tài liệu Pháp Luân Công cho người khác qua đường bưu điện và sở hữu các sách Pháp Luân Công cùng các DVD liên quan, nhưng lại không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Luật sư Lan nói rằng đây không thể được coi là một vụ án, bởi không có bất kỳ một luật lệ nào quy định rằng tu luyện Pháp Luân Công là phạm tội, và ông Dương càng không thể bị truy tố chỉ vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng theo hiến pháp và những tài sản mà ông sở hữu là hợp pháp và nó không gây hại cho bất kỳ ai cả.

Vị luật sư còn lại, ông Vương, đưa ra một bản viết tay của ông Dương. Trong đó ông Dương nói rằng ông đã phục hồi sức khỏe nhờ tu luyện Pháp Luân Công, nhưng sau khi cuộc bức hại này diễn ra, ông bị ép buộc ngừng tu luyện. Hậu quả là các bệnh tật của ông lại quay trở lại. Ông khôi phục lại việc tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2004.

Ông Vương lập luận rằng việc tìm kiếm công lý yêu cầu Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm vì đã xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng là quyền hợp pháp của ông Dương.

Phiên tòa tạm hoãn mà không có một phán quyết nào được đưa ra.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.

Bài viết liên quan (tiếng Hán):

www.minghui.org/mh/articles/2016/5/3/327483.html


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/5/1/327371.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/13/156949.html

Đăng ngày 28-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share