Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-5-2016] Một vài học viên trong vùng tôi đã gặp nhiều vấn đề kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Ít nhất bảy học viên đã bị bắt giữ hoặc bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Một số học viên đã bị bắt, một số bị bệnh và qua đời, một số gặp khổ nạn trong gia đình, một số đã không sẵn sàng giảng chân tướng cho người thường về Pháp Luân Công hay ngừng tu luyện, và gần đây, một số học viên bị đã công an sách nhiễu sau khi nộp đơn kiện Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công.

Những vấn đề này có thể liên quan đến an bài của cựu thế lực. Khi chúng ta tiếp tục học Pháp, cứu độ chúng sinh, và làm tốt ba việc, chúng ta có thể cần tĩnh tâm lại và hướng nội tìm xem liệu chúng ta có thiếu sót nào không. Tôi xin được chia sẻ một số suy nghĩ của mình.

Tín Sư tín Pháp

Hầu hết các học viên đã làm rất nhiều về phương diện giảng chân tướng cho người thường về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, nhưng một số vẫn chưa đề cao tâm tính của mình.

Ví dụ, một học viên 70 tuổi đã phát tài liệu Pháp Luân Công cho người thường trong vài năm qua. Bà có tình hình tài chính ổn định và chồng bà đã ủng hộ bà. Tuy nhiên vài năm trước đây, bà nghi ngờ rằng chồng mình đã ngoại tình. Bà trở nên rất lo lắng và không thể buông bỏ được. Sau đó, người ta phát hiện trong dạ dày bà có một khối u và sức khỏe của bà đã bị suy giảm. Cuối cùng, bà đã phải nhập viện. Mặc dù các học viên đã phát chính niệm cho bà, nhưng cũng không đem lại kết quả gì. Sau đó, bà đã qua đời, để lại một hóa đơn viện phí rất lớn cho chồng chi trả.

Trong những hoàn cảnh bình thường, biểu hiện của việc một người có tín Sư tín Pháp mạnh mẽ hay không có thể không rõ ràng. Nhưng khi khổ nạn xảy ra, nó rất nguy hiểm nếu chúng ta tiếp tục sử dụng những quan niệm của người thường để xem xét sự việc. Nếu chúng ta tĩnh tâm và nghĩ kỹ lại, chúng ta có thể thấy những trường hợp bức hại hay nghiệp bệnh đều liên quan đến tín tâm của chúng ta.

Chính niệm

Là học viên, chúng ta biết rằng chính niệm của chúng ta đến từ Pháp. Nhưng khi đối mặt với các khảo nghiệm, chúng ta có thể không minh bạch điều này. Đó là, chúng ta có thể sử dụng quan niệm người thường để xét xem nên làm gì hoặc xử lý một số việc như thế nào. Điều này đặc biệt đúng đối với các học viên có kiến thức hoặc có năng lực.

Mặt khác, nếu chúng ta minh bạch rằng chúng ta là những đệ tử Đại Pháp, và hoàn toàn đặt mình ở trong Pháp, tình huống sẽ khác hẳn. Điều này là đúng kể cả đối với việc cá nhân hay khi chúng ta đang giải cứu các học viên khác.

Tình huống khác là một số học viên tập trung quá nhiều vào công việc, và buông lơi tu luyện. Điều đó cũng có thể tạo ra những thiếu sót nghiêm trọng.

Hướng nội

Đôi khi chúng ta có thể thấy các học viên khác không đáp ứng được tiêu chuẩn, chẳng hạn như có thái độ tiêu cực, không thể tập trung vào Pháp, hoặc không hướng nội. Thời gian qua đi, chúng ta có thể tập trung vào những vấn đề của người khác thay vì tu chính mình.

Dưới đây là một ví dụ về một số việc xảy ra đối với tôi. Tôi biết một học viên dường như luôn luôn bắt nạt người khác. Cô ấy cũng có xu hướng áp đặt ý kiến của mình lên những người khác. Kết quả là, tôi không muốn nói chuyện với cô ấy, thậm chí học Pháp cùng cô ấy. Tôi biết những ý niệm của mình là không chính, nhưng tôi không muốn chính lại chúng.

Sau đó tôi bắt đầu nhìn nhận vấn đề này từ một góc độ khác. Bất cứ khi nào những lời của cô ấy làm tôi cảm thấy khó chịu, tôi hướng nội để xem liệu tôi có những vấn đề tương tự hay không. Sau nhiều lần học kinh văn “Gửi Pháp hội Châu Âu” trongTinh Tấn Yếu Chỉ III , cuối cùng tôi đã nhận ra vấn đề của mình nằm ở đâu, và có thể đề cao. Từ đó tôi đã nhận ra rằng người học viên này có chính niệm rất mạnh.

Văn hóa Đảng

Tôi biết nhiều học viên có học thức, nhưng một số đã không hoàn toàn sử dụng kỹ năng của họ để cứu độ chúng sinh, hoặc đã bị bắt giữ. Khi nghĩ lại, tôi thấy rằng một số người đã bị ảnh hưởng nặng bởi văn hóa Đảng. Một số rất hoạt ngôn, nhưng không thích chỉ ra những thiếu sót của người khác. Họ cũng có xu hướng lảng tránh các vấn đề, và thường đưa ra những lời khen.

Mặt khác, một số học viên muốn nghe những điều tốt đẹp, thường phớt lờ hoặc coi thường người khác. Những cản trở này thường dẫn đến việc các học viên thiếu giao tiếp hay các vấn đề khác.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta về văn hóa Đảng và chúng ta cần phải tu luyện tinh tấn để loại bỏ nó; nếu không, nó có thể ảnh hưởng đến việc học Pháp và phối hợp với các học viên khác. Chúng ta nên xem việc này một cách hết sức nghiêm túc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/2/327411.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/7/157312.html

Đăng ngày 23-6-2016: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share