[MINH HUỆ 2-4-2016] Tin tức trong ngày từ Trung Quốc gồm những vụ bức hại diễn ra ở 13 thành phố hoặc quận huyện thuộc 9 tỉnh. Theo báo cáo này, có 1 học viên Pháp Luân Công đã bị ngược đãi trong khi bị giam giữ, ít nhất 20 người bị bắt giữ phi pháp. Một học viên tìm cách gửi đơn kiện Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao bị cầm tù.

0dcb9a964a35adfacda5bf11b2ec5acc.jpg

1. Thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc: Bà Bành Á Tân bị giam giữ
2. Thành phố Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô: Năm học viên bị bắt giữ
3. Thành phố Giao Hà, tỉnh Cát Lâm: Bà Vương Tuấn Kiệt bị cầm tù
4. Thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô: Ông Trọng Sùng Bân bị đưa ra xét xử
5. Thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông: Cô Trương Hiểu Linh và cô Lý Dịch Phượng bị đưa ra xét xử
6. Thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô: Bà Thái Tố Bình bị kết án
7. Thành phố Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh: Bà Triệu Quân Phong bị đưa ra xét xử
8. Huyện Bành Sơn, tỉnh Tứ Xuyên: Ông Hồ Ngọc Căn bị đưa ra xét xử
9. Thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh: Bà Lưu Tĩnh Ngọc bị chuyển đến nhà tù
10. Thành phố Thạch Hà Tử, tỉnh Tân Cương: Bốn học viên bị đưa ra xét xử
11. Kỳ Khách Lạc Thấm, Nội Mông Cổ: Bà Triệu Diễm Mẫn bị đưa ra xét xử
12. Thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc: Mẹ anh Cổ Bằng Phi tiếp tục đi tìm công lý
13. Thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh: Ông Thiệu Minh Cương bị kết án

1. Thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc: Bà Bành Á Tân bị giam giữ

Ngày 13 tháng 3 năm 2016, bà Bành Á Tân bị bắt giữ vì phân phát các tài liệu thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bà bị giam giữ tại Trại giam Sa Dương.

2. Thành phố Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô: Năm học viên bị bắt giữ

Ngày 30 tháng 3 năm 2016, năm học viên, bao gồm bà Thường Tranh, ông Đỗ Dũng Vỹ, bà Tuyên, bà Lục Lâm Muội, và bà Tần Anh đã bị cảnh sát ở Đồn Cảnh sát Cẩm Phong bắt giữ vì phân phát các tài liệu thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ông Đỗ bị giam tại Đồn Cảnh sát Tà Kiều tại thành phố Trương Gia Cảng và hiện không rõ ông đang ở đâu.

3. Thành phố Giao Hà, tỉnh Cát Lâm: Bà Vương Tuấn Kiệt bị cầm tù

Ngày 27 tháng 8 năm 2015, bà Vương Tuấn Kiệt bị bắt giữ vì khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc. Bà bị giam giữ tại Trại giam thành phố Cát Lâm.

Ngày 14 tháng 12 năm 2015, bà bị Tòa án Thành phố Giao Hà kết án 3 năm rưỡi tù giam. Ngày 23 tháng 3 năm 2016, bà bị đưa đến Nhà tù nữ Trường Xuân.

4. Thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô: Ông Trọng Sùng Bân bị đưa ra xét xử

Ngày 22 tháng 3 năm 2016, ông Trọng Sùng Bân bị kết án mà không có sự hiện diện của luật sư hay gia đình ông.

Ngày 12 tháng 6 năm 2015, ông Trọng bị bắt giữ sau khi đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân và yêu cầu cựu độc tài Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, và đã khiến ông bị bắt, bị giam giữ nhiều lần.

Vài ngày trước phiên tòa, các viên chức văn phòng tư pháp địa phương đã đe dọa luật sư biện hộ để ngăn chặn luật sư đại diện cho ông Trọng. Họ cũng lừa gạt luật sư và nói rằng phiên tòa diễn ra vào ngày 23 tháng 3.

Ngày 22 tháng 3, luật sư tới trại giam để thông báo cho ông Trọng về những gì đã xảy ra, nhưng lính canh nói rằng thân chủ của luật sư vừa mới bị đưa đến trụ sở tòa án.

Không liên lạc được với ông Trọng, luật sư vội vàng liên hệ với gia đình ông Trọng, nhưng ông không thể gọi được cho họ kịp thời. Ngay khi gia đình tới trụ sở tòa án, phiên tòa đã ra phán quyết.

5. Thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông: Cô Trương Hiểu Linh và cô Lý Dịch Phượng bị đưa ra xét xử

Ngày 25 tháng 3, hai phụ nữ địa phương bị kết án vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Hai luật sư nhân quyền tham dự phiên tòa mà không được biện hộ vô tội cho họ.

Ngày 8 tháng 12 năm 2015, cô Trương Hiểu Linh và cô Lý Dịch Phượng bị bắt giữ. Hai luật sư của họ, ông Trương Tán Ninh và ông Lưu Chính Thanh, cả hai người họ nhấn mạnh rằng ngay từ đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công là phi pháp bởi không có điều luật nào cấm môn tu luyện. Như vậy, thân chủ của các luật sư không thể bị truy tố vì đức tin của họ.

Tòa án được canh gác cẩn mật và chỉ có sáu thành viên gia đình của hai học viên được phép tham dự phiên tòa. Mẹ cô Trương bị cấm đi vào bên trong.

Điều này cho thấy sự không minh bạch khi các thẩm phán ra phán quyết. Hai học viên này vẫn tiếp tục bị giam giữ.

6. Thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô: Bà Thái Tố Bình bị kết án

Ngày 25 tháng 3 năm 2016, bà Thái Tố Bình bị kết án tám tháng tù vì nói cho mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Ngày 26 tháng 8 năm 2015, bà bị bắt gữ và trong vòng vài tháng sau đó đã trải qua ba phiên điều trần. Thẩn phán ra phán quyết bà kỳ hạn tù tám tháng trong phiên tòa đầu tiên của tháng 3. Cân nhắc về thời gian bị bắt giữ, bà được trả tự do về nhà vào ngày 7 tháng 4.

7. Thành phố Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh: Bà Triệu Quân Phong bị đưa ra xét xử

Ngày 29 tháng 3, bà Triệu Quân Phong bị kết án vì phân phát lịch bàn có thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Là một bác sỹ kỳ cựu, bà Triệu đã chỉ ra và giải thích tại sao bà không bao giờ né tránh việc nói cho công chúng về cuộc bức hại phi pháp. Bà từng bị trầm cảm và mắc nhiều bệnh khác, nhưng bà đã nhanh chóng khỏi bệnh sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Những gì mà bà và hàng triệu học viên khác đã làm và vẫn đang làm chỉ đơn giản là thực hiện quyền hiến pháp về tự do tín ngưỡng.

Luật sư của bà nói tiếp rằng không hề có một điều luật nào cấm Pháp Luân Công; vì vậy ngay từ đầu bà Triệu lẽ ra không bao giờ phải bị truy tố.

Thẩm phán đã không còn cố chấp lúc bà Triệu từ chối ký tên vào thủ tục tòa án khi phiên tòa kết thúc.

Bà Triệu tiếp tục bị giam giữ sau khi bà bị bắt vào ngày 17 tháng 11 năm 2015.

8. Huyện Bành Sơn, tỉnh Tứ Xuyên: Ông Hồ Ngọc Căn bị đưa ra xét xử

Ngày 29 tháng 3, ông Hồ Ngọc Căn bị xét xử vì cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp.

Ngày 4 tháng 11 năm 2015, ông Hồ và vợ ông, bà Dương Quế Phương bị bắt giữ. Cảnh sát lục soát nhà của họ và tịch thu hơn 10.000 nhân dân tệ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, và các tài sản giá trị khác. Ông Hồ vẫn bị giam giữ. Bà Dương được trả tự do một vài tuần sau đó.

9. Thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh: Bà Lưu Tĩnh Ngọc bị chuyển nhà tù

Ngày 29 tháng 3, bà Lưu Tĩnh Ngọc bị chuyển tới Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh, sau khi bị tòa án tối cao địa phương phán quyết bốn năm tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công.

Trước vụ bắt giữ cuối cùng dẫn đến việc bà bị giam giữ vào ngày 8 tháng 7 năm 2015, bà Lưu đã bị sách nhiễu và giam giữ nhiều lần vì cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 9 tháng 9 năm 2009, cảnh sát bắt giữ bà lần đầu tiên và sách nhiễu gia đình bà sau khi trả tự do cho bà 10 ngày sau đó.

Vương Tâm, chủ tịch ủy ban khu phố, đã đến nhà bà nhiều lần vào đầu năm 2015, cố gắng gây áp lực ép bà viết giấy bảo đảm từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bà kiên quyết từ chối tuân thủ yêu cầu của ông Vương.

Ngày 17 tháng 6 năm 2015, bà Lưu đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân, cáo buộc cựu lãnh đạo Trung Quốc tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, khiến bà bị sách nhiễu và giam giữ. Bà bị bắt một vài tuần và bị kết án tù vào ngày 26 tháng 12.

10. Thành phố Thạch Hà Tử, tỉnh Tân Cương: Bốn học viên bị đưa ra xét xử

Bốn học viên địa phương bị xét xử trong suốt hai ngày tại tòa án vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 31 tháng 3 năm 2016, bà Vương Hiểu Anh bị đưa ra xét xử. Cả bà và luật sư đã chỉ ra rằng không có luật lệ nào cấm tu luyện Pháp Luân Công; theo đó; vì vậy ngay từ đầu cuộc bức hại đã là phi pháp. Chủ tọa Lý Giai Văn ra lệnh cho các nhân viên trong phòng xét xử đuổi một người cao tuổi ra khỏi tòa khi ông ấy vỗ tay tán thưởng biện hộ của luật sư.

Ngày hôm sau, Chen Xihai, Gao Yan, và Ju Zaiping bị kết án bởi cùng một thẩm phán. Họ cũng đã chứng thực việc Pháp Luân Công đã thay đổi họ trở nên thiện lương hơn và luật sư nhấn mạnh rằng họ không vi phạm luật pháp mà chỉ thực hiện quyền hiến pháp về tự do tín ngưỡng.

Tất cả bốn học viên Pháp Luân Công vẫn bị giam giữ tại Trại giam Thạch Hà Tử.

11. Cáp Nhĩ Tân, Nội Mông Cổ: Bà Triệu Diễm Mẫn bị đưa ra xét xử

Ngày 4 tháng 11 năm 2015, bà Triệu Diễm Mẫn bị bắt giữ và bị giam tại Trại giam Cáp Nhĩ Tân. Ngày 25 tháng 2 năm 2016, tòa án bí mật kết án mà không thông báo cho luật sư của bà.

12. Thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc: Mẹ anh Cổ Bằng Phi tiếp tục đi tìm công lý

Ngày 29 tháng 9 năm 2015, anh Cổ Bằng Phi bị kết án bốn năm tù vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Mẹ anh yêu cầu mở một phiên điều trần trong quá trình kháng cáo, nhưng bị thẩm phán của Tòa Phúc thẩm thành phố Trương Gia Khẩu từ chối.

Mẹ anh Cổ đã đệ đơn khởi kiện Tòa án Phúc thẩm Trương Gia Khẩu lên Tòa án Thạch Gia Trang. Bà cũng gửi bản sao đơn kiện tới Văn phòng Khiếu nại Nhà nước.

13. Thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh: Ông Thiệu Minh Cương bị kết án

Ông Thiệu Minh Cương bị kết án sáu năm tù vì cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Huyết áp của ông Thiệu tăng đến mức báo động sau khi ông bị bắt giữ hồi tháng 4 năm nay, nhưng cảnh sát vẫn dùng đủ mọi cách gây áp lực lên trại giam địa phương yêu cầu họ tiếp nhận ông Thiệu. Khi bị kết án vào ngày 16 tháng 3, tình trạng sức khỏe của ông rất yếu.

Trước lần bắt giữ gần đây, ông Thiệu từng bị bắt giữ ba lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị buộc phải rời khởi nhà để tránh bị bắt giữ thêm nữa và ông được trả tự do để điều trị y tế vào cuối năm 2014, nhưng ông lại bị bắt một lần nữa vào tháng 3, hai ngày trước kỳ họp Quốc hội năm 2016.

Ông Thiệu vẫn bị giam giữ tại Trại giam Thành phố Cẩm Châu tại thời điểm viết báo cáo này. Gia đình ông cực kỳ quan ngại về sức khỏe của ông, đặc biệt là chứng huyết áp cao.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/2/326137.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/17/156313.html

Đăng ngày 05-06-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share