[MINH HUỆ 26-06-2009] Tôi là một học viên trẻ, năm nay 27 tuổi. Trong một thời gian dài tôi đã có quá niều chấp trước khó bỏ. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của tôi về việc buông bỏ chấp trước vào máy vi tính. Xin hãy chỉ ra những điểm còn thiếu sót của tôi.

Trong một thời gian dài, tôi chấp trước vào trò chơi điện tử, đặc biệt là loại trò chơi thể thao. Chơi loại trò chơi này khiến cho tất cả những chấp trước con người của tôi bị phơi bày, ví dụ như tâm tranh đấu, tâm thể hiện, danh lợi, tấm đố kị, và rất nhiều chấp trước con người tương tự như vậy. Tôi đọc bài viết của một đồng tu về việc buông bỏ chấp trước chơi điện tử, họ đề cập rằng các nhân vật trong trò chơi thực sự có cuộc sống. Khi chúng ta giết một ‘mạng’ trong trò chơi, trong không gian khác nó thực sự tồn tại, và lấy đi một sinh mệnh. Chính vì thế mà tự nó vô ý gây ra nghiệp lực. Mặc dù tôi biết đó là xấu, tôi đã thề sẽ từ bỏ các trò chơi này—sau đó, tôi lại tiếp tục như vậy trong bảy năm. Khi tôi chơi, những người khác tán thưởng hay thán phục khen tôi chơi giỏi, tôi rất vui vẻ. Cảm giác khoe khoang, quan trọng danh lợi, và chấp trước vào chứng tỏ bản thân thể hiện rõ mồn một. Vì những chấp trước này mà tôi chưa bao giờ quyết tâm xóa những trò chơi này đi. Tôi chỉ tự nói với mình tôi sẽ tự kiềm chế, nhưng tôi luôn luôn không thể nào kiếm soát được bản thân mình.

Vài ngày trước, tôi xem một đoạn băng của các đệ tử Đại Pháp từ nam Đài Loan trên trang Minh Huệ. Sư phụ từ bi đã hé lộ cột công trụ của các đệ tử Đại Pháp trong thế giới người thường, và tôi cảm động đến rơi nước mắt. Tôi nghĩ đến việc từ khi tôi tôi đắc Pháp, Sư Phụ đã thanh lọc thân thể tôi như thế nào, và tôi nghĩ về mọi việc mà Sư Phụ đã chịu đựng vì các đệ tử Đại Pháp—có cái gì tôi có mà không thể từ bỏ? Chính vì thế mà tôi quyết tâm nhất định xóa bỏ các trò chơi điện tử.

Khi tôi làm như vậy, điều đó giống như là “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn!” Khi tôi buông bỏ chấp trước đó, cũng có nghĩa là tôi có thể từ bỏ bất cứ thứ gì. Tất nhiên, tôi vẫn còn phải từ bỏ chấp trước vào máy vi tính, ti vi, các trang mạng, phim ảnh, trò chơi và các chấp trước con người khác. Tôi phải nhận ra rằng máy tính chỉ là một công cụ cho tôi học Pháp, chứng thực Pháp, và chia sẻ với các bạn đồng tu. Từ giờ tôi sẽ chỉ vào các trang web Đại Pháp và coi máy tính là pháp khí trợ Sư chính Pháp.

Hôm nay, khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi đọc bài giảng thứ ba, “Tôi đối xử với các học viên như đệ tử,” Sư Phụ giảng:

Hàng ngày cứ luyện mấy bộ động tác ấy, vậy có thể tính là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không? Không nhất định [là vậy]. Bởi vì tu luyện chân chính cần chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính chúng tôi đề ra mà [tự] yêu cầu, cần phải thật sự đề cao tâm tính bản thân; ấy mới là tu luyện chân chính. Chư vị cứ luyện các động tác ấy, [nhưng] tâm tính không hề cao lên, không có năng lượng lớn mạnh để gia trì mọi thứ, [thì] chưa nói chuyện tu luyện đượcl chúng tôi cũng không thể coi chư vị là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

Khi tâm tính của tôi đã rớt đến mức người thường, Sư Phụ có thể coi tôi là một học viên không? Tôi có còn xứng đáng là đệ tử Đại Pháp không?
Mỗi khi tôi nghĩ đến việc này, tôi thấy rất thương Sư Phụ, và thấy thật xấu hổ về bản thân mình và hối hận vì đã không tinh tấn. Tất nhiên tôi biết Sư Phụ vô cùng từ bi và không muốn bỏ bất cứ một đệ tử bào, nhưng khi tâm tính của chúng ta không phù hợp với Pháp, Sư Phụ có thể làm được gì đây? Chính vì thế mà trong tương lai, chúng ta phải học Pháp nhiều hơn, làm tốt 3 việc, làm tròn sứ mệnh lịch sử, và tu thành viên mãn để trở về theo Sư Phụ. Đó chính là lời của bài hát “Đừng để hối hận là mãi mãi.”

Trình độ của tôi có hạn, và tôi hy vọng rằng các bạn đồng tu sẽ chỉ ra những gì chưa phù hợp.
________________________________________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/11/202530.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/26/108604.html
Đăng ngày: 27-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share