[MINH HUỆ 11-06-2009]
Trong một thời gian, học viên A và tôi có những bất đồng, tạo ra khoảng cách giữa chúng tôi. Tôi rất buồn về việc đó. Chính vì thế, học viên B nói với tôi: “Tu luyện là tự tu.” Điều này đã điểm hóa cho tôi về một số sự thật trong Pháp và tôi tự nhủ: “Bất kể học viên A đối xử với tôi thế nào, bất kể là ai sai, khi có một vấn đề, nhất định đó là cơ hội để tôi tu luyện, vì thế mà tôi cần phải nhìn vào trong.”
Khi tôi đã sẵn sàng để thực sự nhìn vào trong và tu luyện, tôi thấy rằng từ bỏ chấp trước thích tranh luận thật là khó. Đôi khi, theo tiềm thức, tôi lại nghĩ về thiếu sót của các học viên khác, “Nếu cô ấy làm tốt hơn thì các đồ án đã khá hơn thế.” Mỗi lần tôi bắt đầu nghĩ về việc đó, tôi lại buộc bản thân mình phải suy nghĩ tích cực, “Nếu tôi làm tốt hơn thì các đồ án sẽ khá hơn.”
Tôi bắt đầu nhìn vào trong một cách nghiêm túc. Sau vài ngày, tôi thấy rằng mình có những vấn đề thật nổi cộm. Tôi vẫn giữ thái độ mà ĐCSTQ đã thầm nhuần vào tôi, thứ gọi là “văn hóa Đảng”.
Tôi muốn những người khác cũng hiểu Pháp như tôi hiểu. Tôi buộc họ phải đo bản thân mình theo tiêu chuẩn của tôi và tôi luôn cho rằng như vậy là đúng. Tôi luôn muốn đưa ra ý kiến của mình và đặc biệt nhấn mạnh những thứ tôi cần phải nói. Tôi không quen lắng nghe người khác và không hợp tác với họ, và tôi ít quan tâm đến việc người khác có chấp nhận những gì tôi nói hay không. Tôi chấp trước vào chấp trước của người khác, thiếu từ bi, và luôn muốn thay đổi các học viên khác. Tôi vướng mắc vào cảm xúc và luôn muốn các học viên khác công nhận mình. Tôi sợ bị hiểu lầm và tranh luận. Tôi đã quên phải coi Pháp như Thầy, và tôi không muốn bị mất mặt. Tôi không muốn nói chuyện trực tiếp với người khác và sợ đưa ra các câu hỏi.
Cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng, nếu như tôi không có những thiếu sót như vậy, sẽ không có những khoảng cách ấy. Tôi cuối cùng cảm thấy rằng tôi đã buông bỏ những chấp trước ấy, và cái được gọi là “khoảng cách” với học viên kia cũng lập tức biến mất. Bởi bất kể người khác có thiếu sót gì, và bất kể họ nghĩ gì về tôi và đối xử với tôi, điều đó cũng không lay chuyển được tôi, vì tôi có thể thấy Đại Pháp đòi hỏi tôi những gì. Tôi đã thực sự hiểu được một tầng nghĩa của “từ bi”. Đó không phải là về chứng tỏ hay thay đổi bản thân dưới khẩu hiệu “vì lợi ích của người khác.” Đó là từ bỏ truy cầu. Thật là rộng lượng vô biên. Từ bi là một lĩnh vực, giống như Sư Phụ nói,
“Từ bi là tu xuất ra ấy, [chứ] không phải biểu hiện ra ngoài; là từ nội tâm, chứ không phải làm để người khác coi; nó vĩnh viễn [tồn tại] ở đó, nhưng không thuận theo thời gian hay hoàn cảnh mà biến đổi theo” (“Giảng Pháp ở Pháp hội Washington DC 2003).
Những gì tôi cảm thấy được thật khó tả. Tôi chỉ thấy rằng cuối cùng mình cũng trút bỏ được bao gánh nặng, thật nhiều gánh nặng. Tôi không còn là tôi trước đây. Tôi thường lo lắng về điều này điều kia, tập trung vào những thiếu sót của người khác, và luôn muốn “hướng dẫn” các học viên. Giờ tôi đã hiểu rằng Pháp thực sự đo lường mọi thứ, và mọi thứ đều được Đại Pháp điều chỉnh.
Yêu cầu của Đại Pháp đối với các sinh mệnh là đặc tính Chân- Thiện- Nhẫn. Các học viên phải gắn mình với các tiêu chuẩn của Pháp và nhìn vào trong, thay vì gắn các học viên khác theo tiêu chuẩn của Pháp dựa trên hiểu biết của bản thân. Tôi cũng hiểu được rằng chúng ta cần phải từ bi với các bạn đồng tu. Bất kể một học viên có thiếu sót gì hay họ có muốn thay đổi hay không, chúng ta nên vẫn nên làm việc với họ cho tốt. Chúng ta không coi thường họ, phàn nàn hay chỉ đạo họ, hay cảm thấy bị đối xử không công bằng. Chỉ cần chúng ta chỉ ra thiếu sót của các bạn đồng tu với một trái tim từ bi, chúng ta có thể thực sự đạt được mục đích của việc “trao đổi với nhau, cùng tinh tấn.”
Tôi đã thấy các học viên khác giúp đỡ những người có khoảng cách với nhau. Tuy nhiên, ngay khi họ nói về thiếu sót của người khác, cả hai đều cố gắng làm cho người kia hiểu. Chính vì thế mà khoảng cách giữa họ không mất đi, mà thực sự lại gia tăng. Tôi cảm thấy rằng chỉ khi chúng ta bắt đầu nhìn vào trong, chúng ta mới có thể xóa bỏ khoảng cách với nhau. Đây là cách duy nhất để cho người tu luyện chúng ta xóa đi khoảng cách.
____________________________________________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/11/202548.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/22/108510.html
Đăng ngày: 22-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.