Bài của Văn Trúc
[MINH HUỆ 13/06/2009] Tôi đắc Pháp vào năm 1997, và đến Úc cũng vào năm đó. Khi tôi phát chính niệm vài ngày trước, tôi có thêm vào ý niệm, “Loại bỏ tâm tật đố.” Ngay sau đó, tôi nhìn qua thiên mục mà thấy được một con chuột đang chạy dưới đất đến một ổ chuột có hàng ngàn con. Phía trên ổ chuột là một biệt thự 2 tầng rất to đẹp. Nhưng vì ổ chuột ở phía dưới cái biệt thự sắp sập, mặc dù từ bên ngoài nhìn vào người ta còn chẳng thể thấy có vần đề gì.
Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân,
“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả. Trước đây có thể chư vị đã nghe thuyết rằng Phật A Di Đà giảng về việc mang theo nghiệp khi vãng sinh; [nhưng] nếu tâm tật đố không bỏ thì không được. Nếu phương diện khác còn kém chút ít, mang theo đôi chút nghiệp vãng sinh, rồi tu tiếp, điều ấy có thể được, nhưng nếu tâm tật đố không bỏ thì tuyệt đối không thể.”
Tôi bị bức hại trong một trại cưỡng bức lao động trong 2 năm khi tôi ở Trung Quốc Đại lục, và các học viên viết bài về việc đó rồi đưa lên trang Minh Huệ. Chính vì thế mà tôi lên kế hoạch xin được tị nạn ở nước ngoài. Nhưng một học viên nói với tôi, “Chị đã làm gì từ khi chị đến đây? Xin thị thực và tìm một công việc là tất cả những gì chị nghĩ đến phải không? Để xem sẽ có chuyện gì xảy ra.” Tôi rất giận và nghĩ “Người này có tâm tật đố mạnh quá“. Một số người giả mạo hồ sơ và nói rằng họ đã từng bị giam trong những trại cưỡng bức lao động. Nhưng các bài viết trên Minh Huệ chứng minh rằng tôi đã từng bị bức hại. Tôi đủ tiêu chuẩn để xin tị nạn ở Úc. Điều này cũng đáp ứng đủ các yêu cầu của chính phủ Úc. Tại sao người bạn đồng tu lại nói điều này là không đúng và thậm chí còn thách thức tôi? Phải chăng cựu thế lực đang dùng sự ganh tị mà khảo nghiệm các đệ tử Đại Pháp? Tại sao người bạn đồng tu này lại về phe của cựu thế lực?
Những gì bạn đồng tu nói ảnh hưởng đến tôi bởi vì xin được nhập cư vào Úc hợp pháp rất quan trọng đối với tôi. Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi bắt đầu khó chịu với người bạn đồng tu này. Tôi cũng nhận ra rằng trong sự tu luyện của mình, tôi đã buông lơi chuyện loại bỏ tâm tật đố. Tâm tật đố ẩn sâu trong tôi, và tôi đã quen với điều đó. Chính vì thế mà rất khó để tôi nhận ra nó.
Khi tôi còn ở Trung Quốc, tôi làm thủ quỹ cho một công ty, và kế toán của công ty ngồi ngay đối diện tôi. Chúng tồi đều biết mức lương của các nhân viên. Kế toán viên đó hay hỏi tôi, “Tại sao người ta lại đáng được nhận nhiều tiền đến vậy?” Thường thì việc này không làm tôi khó chịu, và vì thế mà tôi chẳng bao giờ thấy ganh tị. Nhưng một lần, cô ấy đưa mức lương của tôi thành chủ đề của cuộc tranh luận: “Người ta hay nghỉ việc, mà họ cũng nhận tiền lương như chị. Thế có lí không đây?” Lần này tôi thấy lời của cô ấy thật đáng ái ngại và tôi cảm thấy mình thật thiệt thòi. Tôi vẫn không nhận ra rằng tôi cảm thấy như vậy là do tâm tật đố.
Sau khi đến Úc, tôi làm công việc phát báo Thời đại Kỷ Nguyên cho các bạn đồng tu và tôi lúc nào cũng nghĩ, “Người ta bán được nhiều báo hơn tôi”, và “Người ta làm việc tồi quá.” Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng, “tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố.”
Sau khi đến Úc, tôi đi học đại học. Ngày đầu tiên đi học, thầy giáo hướng dẫn các học sinh chia nhóm để hoàn thành một công việc trong 5 tuần. Bạn cùng nhóm của tôi là một cô gái người Việt. Mấy tuần sau, khi tôi đã biết một chút về cô ấy, tôi bắt đầu cảm thấy ai cũng có một bạn cùng nhóm tốt hơn là cô ấy. Tại sao vậy? Bởi công việc của chúng tôi không mấy tiến triển. Khi tôi có một ý tưởng, cô ấy sẽ bác bỏ. Cô ấy hay làm theo ý mình, nhưng sau khi cô ấy trình bày xong các ý tưởng đó thì cô ấy chẳng làm gì cả. Đến tận mấy ngày cuối, tôi mới bắt đầu nhận ra rằng hay phê phán người khác chính là tâm tật đố mạnh mẽ cũng như là việc thể hiện bản thân. Chẳng phải tôi luôn cư xử như vậy sao?
Đối với các đệ tử Đại Pháp, từ bỏ tâm tật đố rất là quan trọng. Tâm tật đố bắt nguồn từ bản chất ích kỷ của vũ trụ cũ. Chỉ khi chúng ta coi mình là đệ tử Đại Pháp và chứng thực Pháp, chúng ta mới có thể từ bỏ sự ích kỷ, loại bỏ những suy nghĩ bất chính bắt nguồn từ vũ trụ cũ và tu thành viên mãn.
__________________________________________________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/3/202138.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/13/108281.html
Đăng ngày: 14-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.