Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ tại Đài Bắc, Đài Loan

[MINH HUỆ 4-5-2016] Các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan đã tổ chức một chuỗi các hoạt động ở trước Nhà tưởng niệm Tôn Dật Tiên Quốc gia vào ngày 1 tháng 5 để kỷ niệm ngày 13 tháng 5, Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 17. Ngày này cũng là ngày sinh nhật lần thứ 65 của Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công.

Hàng trăm học viên tập trung để luyện công tập thể tường hòa, sau đó họ biểu diễn nhiều tiết mục ca nhạc, nhạc cụ và múa Trung Quốc truyền thống. Các học viên tổ chức triển lãm ảnh ở dọc theo đường biên của quảng trường phía trước nhà tưởng niệm để nhiều người qua đường biết đến Pháp Luân Công và ảnh hưởng của pháp môn trên toàn thế giới.

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-01--ss.jpg

Cuối lễ kỷ niệm, các học viên hợp thập chúc Sư phụ Lý Hồng Chí sinh nhật vui vẻ

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-02--ss.jpg

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-03--ss.jpg

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-04--ss.jpg

Luyện công tập thể. Biểu ngữ lớn phía sau có nội dung “Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5”. Các chữ phía trước là “Chân-Thiện-Nhẫn”.

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-05--ss.jpg

Du khách đến từ Trung Quốc Đại lục đã xem và ghi hình lại sự kiện quy mô lớn này của Pháp Luân Công, cảnh tượng mà họ chỉ có thể thấy khi đi du lịch ở hải ngoại bởi cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-06--ss.jpg

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-07--ss.jpg

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-08--ss.jpg

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-09--ss.jpg

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-10--ss.jpg

Du khách xem triển lãm ảnh Pháp Luân Công

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-11--ss.jpg

Biểu diễn trống lưng sôi động

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-12--ss.jpg

Một học viên biểu diễn Nhị hồ, một nhạc cụ Trung Quốc truyền thống

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-13--ss.jpg

Các học viên nhỏ tuổi biểu diễn múa Trung Quốc truyền thống

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-14--ss.jpg

Đồng ca

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-15--ss.jpg

Biểu diễn trống

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-16--ss.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo biểu diễn trên sân khấu

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-17--ss.jpg

Cô Liêu Úy Duẫn trong trang phục “thiên nữ” phát tặng hoa sen gấp thủ công cho du khách trong suốt sự kiện

Gia đình học viên

2016-5-3-minghui-falun-gong-taibei-18--ss.jpg

Anh Trần Xuân Hào (ở giữa), cùng vợ là cô Uyển Trinh, và em vợ Lý Kiện Hào (bên trái) tại lễ kỷ niệm

Tiến sỹ Trần Xuân Hào, tốt nghiệp Đại học Đài Loan, hiện đang làm việc cho một công ty điện tử. Anh đến tham dự lễ kỷ niệm cùng vợ là cô Uyển Trinh, hai con nhỏ, và em vợ Lý Kiến Hào. Cả gia đình họ đều tu luyện Pháp Luân Công.

Tiến sỹ Trần đã luôn kiếm tìm ý nghĩa nhân sinh kể từ khi còn trẻ. Khi học năm cuối đại học, qua chương trình truyền hình, anh đã thấy một vị giáo sư chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Công của mình. Tiến sỹ Trần hiếu kỳ và tìm mua một cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công).

“’Đây là điều mà mình đã tìm kiếm bấy lâu,’ tôi tự nhủ với bản thân,” Tiến sỹ Trần chia sẻ. “Cuốn sách giải thích rõ ràng về ý nghĩa nhân sinh bằng ngôn ngữ giản dị, nhưng rất sâu sắc. Đây là một công pháp tuyệt vời, và tôi đã bước vào tu luyện.”

“Trước kia tôi vốn nóng nảy, nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi luôn chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Khi gặp mâu thuẫn, tôi cố gắng hướng nội để tìm ra thiếu sót của bản thân. Tôi cũng cố gắng buông bỏ tâm chấp trước vào được mất. Nó giúp tôi rất nhiều khi học tập ở trường cũng như trong công việc.”

Từ khi anh Lý Kiến Hào còn nhỏ, sức khỏe của anh đã không tốt. Anh thường xuyên phải đến bệnh viện địa phương. Anh Lý đã từng tham gia hoạt động của nhiều tôn giáo và đoàn thể xã hội khác nhau, tìm kiếm mục đích nhân sinh. Năm 2002, mẹ anh đã giới thiệu với anh cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

“Pháp Luân Công không chỉ chữa lành mọi bệnh tật của tôi, mà còn giúp tôi tìm ra phương hướng, hiểu rõ bản chất của sinh mệnh, minh tỏ mục đích của kiếp nhân sinh. Tôi không còn cảm thấy lạc lõng nữa. Tôi luôn thấy cuộc sống của mình thật phong phú và đầy ý nghĩa.

Chị anh Lý, vợ Tiến sỹ Trần, cô Uyển Trinh từng cho rằng chỉ người già mới tu luyện Pháp Luân Công. Khi lần đầu tiên mẹ cô giới thiệu Pháp Luân Công cho cô, cô đã không mấy để tâm đến nó. Nhưng những thay đổi ở người em trai đã khơi gợi sự hiếu kỳ trong cô.

Được em trai khích lệ, Uyển Trinh đã đi đến các lớp học Pháp Luân Công miễn phí dành cho học sinh sinh viên, ở đó cô tìm hiểu nhiều hơn về Pháp Luân Công và cũng bắt đầu bước vào tu luyện.

Cô Uyển Trinh xúc động rơi lệ và nói: “Sư phụ Lý Hồng Chí đã ban cho các học viên chúng tôi rất nhiều thứ, không thể dùng lời mà mô tả hết được. Ngày hôm nay chúng tôi đến đây để bày tỏ lòng cảm ân tới Sư phụ và kính chúc Sư phụ sinh nhật vui vẻ.”


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/5/4/327554.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/5/156539.html

Đăng ngày 13-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share