Bài một học viên Trung Quốc sống tại nước ngoài
[MINH HUỆ 01-06-2007] Một số bạn đồng tu có thể nghĩ không có sự liên hệ gì giữa ‘Tiêu trừ Văn hóa Đảng’ và ‘Tranh giải vũ múa Trung quốc cấp quốc tế’. Tôi muốn chia sẻ một số điều bàn luận và sự hiểu biết giữa các học viên và tôi về hai hoạt động nêu trên và sự liên hệ bên trong của chúng. “Tiêu trừ Văn hóa Đảng” là tên của bài bình luận số hai của ‘Cửu Bình về Đảng Cộng sản’ đăng bởi Đại Kỷ Nguyên Thời báo. Khi cửu bình lần đầu được đăng lên, nó đã tạo một làn sóng chấn động trên toàn xã hội cũng như giữa các học viên Pháp Luân Công. Nhiều học viên đọc cửu bình nhiều lần, ngoại các sách Đại Pháp. Họ cũng xem băng thâu của Truyền Hình Tân Đường Nhân đăng về cửu bình. Sau khi đọc nó nhiều lần, tinh thần tôi thình lình có cảm giác mở ra và sáng suốt.
Trong quá khứ, tôi cũng biết Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) không tốt, nhưng tôi không chỉ định được rõ về điều gì. Tôi thấy mình thiếu trí huệ và không thể diễn tả được rõ cảm giác của mình. Cả những ví dụ mà tôi tìm thấy vẫn còn ở bề mặt và không tập trung vào những vấn đề chính yếu. Sau khi tôi đọc cửu bình, tôi không những chỉ hiểu được bản chất tà ác của nó và nhìn thấy thông suốt sự tà ác thâm sâu của nó, mà sự hiểu biết này cũng làm cho tôi cảm thấy một thứ cảm giác tự do và thỏa mái mà tôi chưa bao giờ trải qua trong quá khứ. Đại Kỷ Nguyên Thời Báo đăng bài bình luận thứ hai, “Tiêu trừ văn hóa Đảng.” Tôi cũng cảm thấy rằng tôi cần phải đọc nó, nhưng khi tôi vừa bắt đầu đọc, một số quan niệm khiến tôi ngưng. Một bức tường tinh thần đã cản ngăn tôi không cho đọc hết bài. Một số sự kiện cá nhân cũng xuất hiện để can nhiễu tôi. Vì vậy mỗi lần tôi cầm lên bài bình luận, tôi ngưng đọc trước khi đọc xong phần giới thiệu. Dần dần, tôi không còn có cả ý định muốn đọc nó nữa. Bây giờ nhìn lại, tôi nghĩ đó là ảnh hưởng của phần còn lại của ‘Văn hóa Đảng’ đã chôn sâu trong tư tưởng tôi.
Có một lần tôi nghe Đài Phát Thanh Hy Vọng đang phát hành ‘Tiêu trừ văn hóa Đảng’ tôi thấy có một ước muốn là muốn nghe. Đó có lẽ là vì đọc cửu bình đã mở một cái cửa sổ trong tư tưởng tôi, hoặc đó có thể là do một điềm từ bi của Sư Phụ. Đầu tiên tôi gặp nhiều sự can nhiễu. Đôi lúc sau khi nghe một đoạn dài, tôi dường như không nghe gì cả. Tôi nghĩ đó là can nhiễu của cựu thế lực, nhưng bây giờ tôi hiểu ra có một số nghiệp ý trong tư tưởng tôi, còn lại do văn hóa Đảng tà ác. Tôi kiên định lại chính niệm của mình và buộc tôi tiếp tục nghe. Trong quá trình này, tôi kinh nghiệm được những thay đổi tinh thần huyền diệu. Tư tưởng của tôi trở nên sáng sủa hơn, và tôi càng nghe, tôi càng thích thú. Khi xướng ngôn viên đọc xong một đề mục và bước qua một đề mục khác, tôi thấy mình đang cầm bản viết tay trong tay trong khi nghe đọc nó. Nhiều câu trong bài dường như đã cấy vào trong óc tôi. Tôi có thể đọc thuộc lòng một số câu sau khi đọc/nghe qua một lần.
Văn hóa là một thứ vật chất không có hình dạng, nhưng nó là một ‘vật thể’ luôn hiện hữu trong tư tưởng của chúng ta. Tôi cảm thấy nó cũng giống như các tình cảm mà một số người tu vẫn còn ôm ấp. Chúng ta đều trầm mình trong một thứ không khí văn hóa. Một số giống nhau, một số khác nhau, tốt, xấu, trong sạch và ô uế. Văn hóa trực tiếp ảnh hưởng tư tưởng và cách suy tư của chúng ta. Nhưng văn hóa cũng khác với tình cảm. Văn hóa tốt, trong sạch và chân chính có thể đưa con người thăng tiến các giá trị đạo đức của họ và sửa chửa các hành vị của họ. Mặt khác, văn hóa xấu, ô trọc sẽ bẻ gãy các giá trị đạo đức của con người, dẫn sai tư tưởng của họ và làm lệch lạc sự liên hệ gia đình bình thường. Một số lực lượng với chủ đích đen tối cả có thể dùng văn hóa để đạt một hiệu quả càng ít tốn kém hơn, nhanh hơn và vững chắc hơn cả một cuộc chiến tranh quan trọng và tốn kém có thể mang đến. Vì văn hóa nắm giữ cái quyền năng thần diệu như vậy, ĐCSTQ đã không bỏ qua cơ hội sử dụng nó. Như vậy, nó bắt đầu từ sự nhồi nắn lại ý tưởng của con người, sửa chữ và viết, tạo nên một nghệ thuật cách mạng đỏ của ĐCSTQ, và sau khi tiêu hủy bằng bạo lực văn hóa chân chính và truyền thống của người dân mà đã thành hình trong tư tưởng người dân từ hơn nhiều ngàn năm, ĐCSTQ dùng cái văn hóa tạo nên của nó để nhồi nhét vào đầu óc dân chúng. Chương trình của ĐCSTQ là kiểm soát trọn vẹn tư tưởng và hành vi của dân chúng và dùng chúng cho lợi ích của ĐCSTQ.
Chúng ta người tu Đại Pháp không thể nào đạt được viên mãn với dù chỉ một chút xíu văn hóa đảng. Chúng ta phải hoàn toàn thanh lý tất cả các yếu tố của văn hóa đảng trong chúng ta. Các học viên Trung Quốc đặc biệt đang đắm mình trong cái văn hóa đảng này từ khi mới sinh. Tư tưởng của mọi người đã bị đầu độc dưới sự tẩy não bị bắt buộc trước khi họ ý thức nó. Một số học viên nói cái lý do mà tình trạng của Nga rơi vào ngày hôm nay là vì văn hóa đảng vẫn còn có vai trò, dù Nga đã trở thành một chế độ dân chủ trên bề mặt. Trên thực tế, người Nga đã không tiêu hủy cái văn hóa đảng trong tư tưởng của họ. Còn về Đông Đức, một nền dân chủ Âu châu? Cũng là tình trạng như vậy. Những di sản của văn hóa đảng vẫn còn ảnh hưởng sự suy tư của người dân trong cựu Đông Đức ở một cấp sâu. Trên bề mặt, người dân Đông Đức là dưới một nền dân chủ và có tự do tư tưởng. Nhưng đó không phải là thực tế. Một số học viên Đại Pháp mà sống trong phần Đông của nước Đức cảm thấy rằng đưa ra tờ rơi và làm sáng tỏ sự thật là rất khó. Nhiều người dân Đông Đức đã trực tiếp nói rằng họ không muốn vói về chính trị, về khủng bố và nhân quyền. Có phải thật họ không muốn nói về đó? Có phải thật họ không lưu tâm đến những vấn đề đó? Tôi tin rằng trong thâm sâu tư tưởng của họ, họ vẫn còn cái sợ đã để lại do ảnh hưởng của văn hóa đảng, vì đối với nhiều người Đông Đức, giai đoạn lịch sử đó rất khó quên.
Để hoàn toàn tiêu trừ cái văn hóa đảng trong tư tưởng chúng ta, đọc cửu bình một mình là không đủ. Tôi thành thật kêu gọi tất cả các bạn đồng tu mà chưa có đọc hoặc nghe bài ‘Tiêu trừ văn hóa đảng’ xin hãy đọc hoặc nghe nó đi. Tôi nghĩ điều đó có thể cũng là một đòi hỏi của Chính Pháp. Chỉ sau khi chúng ta hoàn toàn tiêu trừ văn hóa đảng mà tất cả bạn học viên Đại Pháp mới hoàn tất cái công tác vĩ đại là cứu độ chúng sinh và giúp Sư Phụ Chính Pháp với một cái tâm trong sạch. Sau khi đã bàn dài như vậy về văn hóa đảng, tôi bây giờ muốn nói về điều tôi hiểu về ‘Tranh giải vũ múa Trung Quốc cấp Quốc tế’. Khi tôi vừa nghĩ đến tranh giải vũ múa, tôi liền nghĩ đến quá trình bán vé Đại Nhạc Hội Tất niên quốc tế. Lúc đầu, từ khía cạnh tu luyện cá nhân của tôi hoặc về khía cạnh Pháp, tôi không thể liên kết giữa bán vé, và chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Vì tôi không thể nhìn thấy sự quan trọng của bán vé và không hiểu ra được ý nghĩa từ Pháp, tôi bỏ lỡ đi thời gian và cơ hội quí báu nhất để bán vé. Sau này tôi hiểu khá hơn, nhưng thời gian còn lại rất ngắn. Tôi tin rằng nhiều học viên khác cũng có kinh nghiệm tương tự. Nhiều học viên nhắc lại giai đoạn đó và nói lên sự hối tiếc của họ. Nhưng tôi không học được từ bài học qua khi sự tranh giải được tuyên bố lần này. Tôi lặp lại cái lỗi cũ. Khi tôi mới nghe qua về cuộc tranh giải vũ nghệ, phản ứng đầu tiên của tôi là việc này quá xa với sự chuyên môn và hiểu biết của tôi, và tôi không có ý kiến phải làm sao và phải nói sao với dân chúng. Vì vậy tôi để nó qua một bên và không còn nghĩ về nó nữa.
Sau này, bài giảng của Sư Phụ được đăng lên. Câu sau này tôi nhớ nhất, “Tôi không muốn giải thích về nó hết ra ngay bây giờ, như vậy chúng ta sẽ để lại cho mình một cái gì hay ho để nói sau này.” (“Giảng Pháp tại Đại Hội Nữu Ước 2007“)
Câu này cho tôi cảm giác được sự từ bi của Sư Phụ. Sư Phụ cũng cho chúng ta một cơ hội khác để hiểu Pháp và tu luyện tinh tiến. Nhưng tôi vẫn không hiểu trọn vẹn sự từ bi của Sư Phụ. Không những tôi không hành động ngay để cứu độ chúng sinh, nhưng các quan niệm hậu thiên của tôi khiến tôi bỏ mất nhiều cơ hội. Cuối cùng, thời giờ của tranh giải vũ nghệ bị chậm đi. Phải chăng vì chúng ta không tinh tấn đủ đã tạo nên như vậy? Phải chăng nó có sự liên hệ trực tiếp với tình trạng tu luyện cá nhân của chúng ta? Một số học viên ý thức được ý nghĩa của nó đã nói có nhiều học viên khác không quan tâm. Họ xem như hời hợt. Tôi tin rằng cái lý do của sự việc xảy ra là vì nhiều người trong chúng ta vẫn không biết điều gì chúng ta cần phải làm.
Kỳ thật, vào Đại hội Nữu Ước 2007, Sư Phụ đã dạy các học viên mà không quen với các điều nghệ thuật về một số kiến thức căn bản quan trọng. Sư Phụ bỏ ra rất nhiều thời giờ để giải thích về vũ nghệ Trung Quốc và lặp đi lặp lại về Đại hội ca nhạc Tân niên Trung Quốc sắp đến. Tất cả các điều này là những dấu hiệu để làm sao và tại sao tranh giải vũ nghệ phải xảy ra. Các lời của Sư Phụ là Pháp, và bên sau các lời là những ý nghĩa sâu xa và nơi để cho các học viên tinh tiến. Chúng ta phải đọc các bài giảng mới và nghĩ sâu xa về đó. Đó là điều yêu cầu trước nhất để phổ biến cuộc tranh giải vũ nghệ và đi con đường chính với chính niệm.
Tôi nghĩ mọi người đã nhìn thấy ý tưởng của tôi đến giờ này. Vũ múa là một cách diễn đạt của văn hóa. ĐCSTQ đã tiêu hủy văn hóa truyền thống qua những năm dài, và dĩ nhiên chúng đã tiêu hủy vũ nghệ truyền thống Trung Quốc. Mọi người đã ý thức tiến trình nhanh chóng của Chính Pháp. Nhiều người đã bàn về bắt kịp sự phát triền của Chính Pháp. Chúng ta bây giờ có một cơ hội để sửa chữa bản chất của vũ nghệ Trung Quốc mà ĐCSTQ đã làm tổn hại trầm trọng. Chúng ta cũng có một cơ hội để tiêu trừ tà ác trong lĩnh vực văn hóa, và cứu chúng sinh. Phải chăng các công tác đó không phải là những đòi hỏi của tiến trình Chính Pháp?
Đó là ý tưởng của tôi hiện nay. Khi cuộc khủng bố bắt đầu 1999, các học viên Đại Pháp đã bắt đầu một cuộc chiến đấu lâu dài với cựu thế lực trong không gian nhìn thấy được bằng cách phơi bày các tin tức trong các quầy hàng của họ, phát truyền đơn, và làm sáng tỏ sự thật với các chính quyền và dân chúng. Bây giờ, cùng với tiến trình Chính Pháp tiến đến bề mặt, cuộc chiến đã leo thang đến cấp tinh thần và văn hóa vô hình. Đây có lẽ là cấp cuối cùng mà chúng ta sẽ hoàn toàn tiêu trừ cựu thế lực. Như vậy ý nghĩa thật của cuộc tranh giải vũ nghệ là lớn hơn rất nhiều một cuộc tranh giải nghệ thuật về vũ. Nó cũng phải là một hành trình không thể tránh mang đến bởi giòng sóng mạnh mẽ của Chính Pháp. Là học viên Đại Pháp, chúng ta phải hết sức cố gắng, và không thể không đáp ứng sự chờ đợi của Sư Phụ, như vậy chúng ta sẽ không lưu lại một sự hối hận nào trong tương lai. Điều tôi viết trên là sự hiểu biết cá nhân tôi. Nhiều tư tưởng và cảm giác rất khó diễn tả bằng ngôn ngữ con người. Một số ý tưởng được diễn tả có lẽ không đúng. Xin chỉ điểm những điều thiếu sót mà chư vị nhìn thấy.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/6/1/155999.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/6/7/86522.html
Đăng ngày: 25-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.