Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở khu tự trị Tân Cương

[MINH HUỆ 13-3-2016] Ngày 17 tháng 8 năm 2015, bà Vương Ngạn Hồng ở thành phố Khách Thập, đã đệ đơn khởi kiện cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân, và gửi qua đường bưu điện đến Tòa án Nhân dân Tối cao.

Bà đã thuật lại chi tiết trong đơn kiện về việc bị giam cầm trong năm năm vì từ chối yêu cầu từ bỏ Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản, cũng như những đau khổ mà các thành viên gia đình bà phải gánh chịu do chiến dịch đàn áp của chế độ.

Dưới đây là một số trích đoạn từ đơn khởi kiện bà Vương gửi tới tòa án thuật lại chi tiết việc bà bị ngược đãi.

Lăng mạ và ngược đãi thể chất

Ngày 10 tháng 9 năm 2005, tôi cùng hai người bạn phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Chúng tôi bị bắt giữ, nhà cửa bị lục soát, bị thẩm vấn và bị giam giữ ở Trại tạm giam Nhạc Phổ Hồ. Tuy nhiên, đến ngày 14 tháng 10 năm 2005 tôi mới nhận được lệnh bắt giữ. Giám đốc của tôi đã đình chỉ lương của tôi. Ngày 23 tháng 12, tôi bị đưa ra xét xử và bị kết án năm năm tù vào ngày 4 tháng 4 năm 2006.

Ngày 8 tháng 5 năm 2006, họ chuyển tôi đến Nhà tù nữ Tân Cương. Để “chuyển hóa” tôi, các lính canh đã ép tôi xem những đoạn phim tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Hơn nữa, các lính canh và tù nhân đã còn ngược đãi thể chất và lăng mạ tôi. Từ tháng 1 năm 2007, tôi phải lao động cưỡng bức từ 9 giờ sáng đến tận nửa đêm và thường là đến 2 giờ sáng hôm sau.

Lao động cưỡng bức cực nhọc đã phá hủy nghiêm trọng sức khỏe của tôi, và mặc dù tôi mới chỉ 40 tuổi, nhưng tóc của tôi đã hoàn toàn bạc trắng. Trong suốt tháng “giáo dục pháp luật” thường niên, tôi thường lại bị tẩy não ép buộc.

Sự kiểm tra y tế kỹ lưỡng

Khi tôi đến trại giam, tôi phải trải qua việc khám sức khỏe toàn diện, bao gồm cả việc lấy mẫu máu và kiểm tra huyết áp. Họ cũng chú ý đến lịch sử bệnh án của tôi.

Sau đó, tôi và những học viên bị giam giữ cùng nhà tù đã phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế khác vào tháng 8 năm 2007, không chỉ bao gồm kiểm tra máu, mà còn chụp x-quang và còn thu thập thông tin xem dòng họ nhà tôi bị bệnh di truyền không.

Chỉ sau này khi biết đến nạn thu hoạch tạng từ các học viên còn sống [của chính phủ], tôi mới chợt hiểu ra tại sao tôi lại bị đưa đi kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng như vậy.

Phong ba bão táp của gia đình

Tôi được trả tự do vào một ngày trong tháng 9 năm 2010. Một lần ở nhà, cảnh sát của đồn cảnh sát địa phương, ủy ban dân cư, và Đội An ninh Nội địa đến sách nhiễu tôi.

Cuộc bức hại đã làm tôi và chồng xa lánh nhau. Sự lo lắng và quan tâm của anh đã biến thành nỗi oán hận.

Khi tôi bị tống giam, con trai tôi mới chỉ 12 tuổi. Cháu bị ngược đãi ở trường học vì tôi tu luyện Pháp Luân Công. Khi cháu học hết trung học cơ sở, cháu đã không muốn học lên trung học.

Sau khi tôi bị giam cầm, mẹ tôi bị trầm cảm nghiêm trọng, bà không thể cầm được nước mắt và bà không thể lý giải được tại sao một người con gái ngoan ngoãn, tốt bụng và ân cần như vậy lại bị bỏ tù. Bà đã qua đời trong thời gian tôi bị giam giữ.

Sau khi mẹ tôi qua đời, sức khỏe của bố tôi cũng giảm sút. Ngay sau khi tôi vừa được trả tự do, ông đã bị đột quỵ nặng.

Lý do tu luyện Pháp Luân Công

Sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Công, mọi bệnh tật của tôi đều biến mất, và tôi không còn bị cảm lạnh hay sức khỏe giảm sút do bị cúm. Tôi trở nên tràn đầy năng lượng và nâng cao hiệu suất làm việc. Quan trọng hơn cả, cuộc sống của gia đình tôi đã trở nên hòa thuận.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này. Luật pháp cũng cho phép người dân đệ đơn tố cáo mà không cần dùng tên thật. Nhiều học viên khuyến khích mọi người chung sức giúp tố cáo những tội ác của Giang và chấm dứt cuộc bức hại.

Từ cuối tháng 5 năm 2015, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ đã đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Nhiều học viên cũng khuyến khích mọi người tham gia vào nỗ lực tố cáo tội ác của Giang và chấm dứt cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/13/324775.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/23/156014.html

Đăng ngày 10-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share