[MINH HUỆ 8-3-2016] Nhiều học viên Pháp Luân Công hiện đang thực thi pháp quyền của họ để kiện Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp tín ngưỡng của họ và khiến họ chịu thống khổ chồng chất trong 16 năm qua.
Hàng ngày, trang web Minh Huệ nhận được các bản sao đơn tố cáo Giang Trạch Dân từ nhiều học viên. Báo cáo này tóm lược các đơn tố cáo của ba học viên mà Minh Huệ Net nhận được từ ngày 3-8 tháng 3 năm 2015.
Những đơn kiện này đã được gửi đến Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, là các cơ quan phải xử lý tất cả đơn kiện hình sự của công dân, theo một quy định gần đây của Tòa án Nhân dân Tối cao.
1. Bà Lưu Lộ (刘璐)
Quê quán: Huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm
Ngày đệ đơn: Tháng 6 năm 2015
Thông tin chính:
Bà Lưu Lộ đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vào tháng 6 năm 2015 bởi cái chết của em trai bà ông Lưu Thành Quân, cùng chị gái là bà Lưu Thục Mai bị giam cầm 12 năm, và 4 năm lao động cưỡng bức ‘cải tạo giáo dục’ mà bản thân bà phải trải qua.
Em trai bà Lưu là Lưu Thành Quân bị bắt và giam cầm ba lần trước khi qua đời trong trại giam của cảnh sát vào ngày 26 tháng 12 năm 2003. Lần đầu ông Lưu bị bắt là tháng 9 năm 1999 bởi ông viết thư gửi tới chính quyền trung ương để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông bị giam cầm tổng cộng 1 năm 10 tháng.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 2001, ông đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cảnh sát bắt giữ và tra tấn ông trong 22 ngày cho đến khi ông lâm vào tình trạng nguy kịch.
Ngày 5 tháng 3 năm 2002, ông Lưu phát sóng thành công chương trình trên hệ thống truyền hình cáp địa phương nhằm phơi bày chân tướng phía sau cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chính quyền bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công trong thành phố và tìm kiếm ông. Cuối cùng, cảnh sát bắt giữ ông vào ngày 23 tháng 3 và kết án ông 19 năm tù giam.
Trong trại giam, lính trại tra tấn ông Lưu Thành Quân bằng ghế cọp trong 52 ngày. Ông bị thủng phúc mạc, khiến ông bị sa ruột.
Sau đó họ chuyển ông đến nhà tù, ở đó ngày ngày lính trại đánh đập ông cho đến khi ông bị mất chức năng thận và tim. Ông qua đời trong bệnh viện vào ngày 26 tháng 12 năm 2003, khi đó, mẹ của ông nhìn thấy vết máu vương trên khắp sàn nhà. Mũi, tai và đùi của ông be bét máu. Lưng của ông cũng đầy vết thâm tím.
Chị gái ông Lưu, bà Lưu Thục Mai, bị bắt giữ bốn lần vào các năm 1999, 2001, 2004, và 2014, bị cưỡng bức lao động cải tạo lần lượt rong 1 năm, 2 năm, và 7 năm trong ba lần bị bắt giữ đầu tiên. Hiện bà đang phải chịu án lần thứ tư trong một trại giam kể từ lần bị bắt giữ gần đây nhất là ngày 8 tháng 7 năm 2014.
Bản thân bà Lưu Lộ bị bắt giữ ba lần kể từ năm 1999 đến năm 2003, và tổng cộng trải qua 4 năm cưỡng bức lao động cải tạo. Bà không được phép ngủ trong suốt 60 giờ đồng hồ.
Sau khi bà tuyệt để phản đối bức hại, lính trại đã bức thực bà khiến cổ họng của bà bị thương tổn. Cổ của bà sưng phồng lên gần bằng cỡ đầu của bà. Trong hơn một tháng, bà không thể thở được khi nằm xuống. Khi bà kháng cự lại việc bức thực, lính trại đã tra tấn bà bằng phương thức “máy bay” và sốc điện bà bằng dùi cui.
Bố mẹ bà Lưu đều là học viên Pháp Luân Công. Sau khi chứng kiến cái chết của con trai họ ông Lưu Thành Quân và cả hai cô con gái cùng bị giam cầm, cả hai đều lâm bệnh. Sức khỏe của họ nhanh chóng tụt dốc và đã qua đời không lâu sau đó.
Tình hình hiện nay: Bà Lưu Thục Mai hiện vẫn đang bị giam giữ.
Các báo cáo liên quan:
Bức hại anh Lưu Thành Quân (chưa có bản dịch)
Hồi ức về học viên Đại Pháp anh Lưu Thành Quân (chưa có bản dịch)
Hồi ức về em trai Lưu Thành Quân của tôi
Chi tiết đơn tố cáo bản tiếng Hán
2. Bà Lưu Phương Hà (刘凤霞)
Quê quán: Bắc Kinh
Ngày đệ đơn: 26 tháng 9 năm 2015
Thông tin chính:
Bà Lưu Phương Hà, 66 tuổi, bị bắt giữ ít nhất bảy lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Cảnh sát thường xuyên bắt bớ và sách nhiễu khiến gia đình bà sống trong hoảng sợ triền miên. Chồng bà qua đời do bị nhồi máu cơ tim vào năm 2003. Con trai bà cũng phát bệnh tâm thần.
Trước khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công năm 1997, bà Lưu vốn mắc bệnh ung thư vùng chậu, tăng huyết áp và bệnh tim. Chỉ trong vòng một tháng sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, mọi bệnh tật của bà đều không cánh mà bay. Bà không còn phải đi đến bệnh viện một lần nào nữa. Bà cũng luôn chiểu theo nguyên lý của Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày để trở thành người tốt hơn và cống hiến cho cộng đồng.
Không bao lâu sau khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999, bà ba lần đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Công an địa phương đã bắt giữ bà sau khi bà trở về nhà và tra tấn bà trong phòng biệt giam. Họ dùng dùi cui điện sốc điện bà và quất bà bằng vòi cao su trong ba giờ đồng hồ.
Vào tháng 12 năm 1999, bà Lưu bị đưa vào một bệnh viện tâm thần cùng với 67 học viên Pháp Luân Công khác. Ở đó họ bị bức hại về tinh thần và bị bỏ đói trong 48 ngày. Bà Lưu bị đưa đến các trung tâm tẩy não trong năm 2000, năm 2007 (trong 17 ngày) và năm 2014 (trong 32 ngày). Cảnh sát cấm bà ngủ hòng ép bà từ bỏ đức tin của mình.
Bà bị đưa vào trại lao động cưỡng bức hai lần vào các năm 2004 và 2008. Ở đó, bà bị cưỡng bức lao động khổ sai trong hơn 10 giờ mỗi ngày, phải tiếp xúc với chất độc hại. Họ trộn những loại thuốc không rõ nguồn gốc vào bữa ăn của bà. Một tù nhân khác đã thừa nhận rằng cô ta đã trộn chúng vào thức ăn của bà theo sự chỉ đạo của lính trại.
Các báo cáo liên quan:
Ông Trương Kế Quốc và bà Lưu Phượng Hà hiện vẫn đang bị giam giữ ở Bắc Kinh (chưa có bản dịch)
Chi tiết đơn kiện bằng tiếng Hán
3. Bà Khang Chí Mỹ (康志美)
Quê quán: Thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang
Ngày đệ đơn: 12 tháng 9 năm 2015
Thông tin chính:
Bà Khang Chí Mỹ, 52 tuổi, bị giam cầm 3 năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Con trai bà không được nhập học đại học chỉ vì có mẹ là học viên Pháp Luân Công.
Bà Khang bị bắt tại nhà vào ngày 14 tháng 3 năm 2005. Ở đồn cảnh sát, họ còng tay bà vào hai chiếc vòng kim loại treo trên trần nhà. Chân bà lơ lửng không chạm đất. Cảnh sát liên tục đung đưa người bà và véo vào mạn sườn bà.
Sau đó bà bị tống vào trại giam. Ở đó, bữa ăn của bà chỉ có bánh mỳ mốc và canh bám đầy bụi bẩn. Không gian sống chật chội đến mức 20 người phải nằm nghiêng người chèn vào nhau để ngủ. Các học viên liên tục bị tra tấn nếu họ từ chối lao động khổ sai.
Bà Khang tuyệt thực để phản đối bức hại. Tuy nhiên, bà bị đánh đập và ép uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Trong thời gian hai năm ở trại giam, trọng lượng của bà sụt giảm từ 68 kg xuống còn 40kg.
Vào ngày 24 tháng 1 năm 2007, bà bị chuyển đến Nhà tù nữ Hắc Long Giang để tiếp tục chịu án tù còn lại, đến ngày 13 tháng 3 năm 2008 mới mãn hạn tù. Trong tù, ngoài việc phải lao động nặng nhọc, bà Khang còn bị bắt phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài và xem các đoạn băng hình phỉ báng Pháp Luân Công. Họ cấm bà ngủ, và bắt bà đứng trong nhiều giờ đồng hồ bởi bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.
Để giải cứu cho bà Khang, chồng bà đã phải hối lộ 20.000 tệ. Trong ba năm bà bị cầm tù, ông đã mắc bệnh phổi và tiểu đường, một phần là do áp lực tinh thần.
Con trai bà Khang đạt điểm rất cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học và được nhận vào một trường đại học tiếng tăm. Tuy nhiên, sau khi biết mẹ của anh bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, trường đại học này đã từ chối cho anh nhập học. Anh phải quay lại trường cấp ba để học thêm một năm nữa và chờ thi lại trong kỳ tuyển sinh năm sau.
Chi tiết đơn kiện bằng tiếng Hán
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác thuộc Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố cựu lãnh đạo độc tài này. Luật pháp cũng cho phép người dân đệ đơn tố cáo mà không cần dùng tên thật. Hiện nay, nhiều học viên khuyến khích mọi người chung tay tố cáo những tội ác của Giang và chấm dứt cuộc bức hại.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/3/8/325080.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/19/155967.html
Đăng ngày 3-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.