Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Trùng Khánh

[MINH HUỆ 10-3-2016] Tháng 7 năm 2015, một phụ nữ ở Trùng Khánh đã đệ đơn khởi kiện cựu lãnh đạo độc tài Giang Trạch Dân buộc tội ông ta gây ra cái chết của hai con gái bà.

Bà Dương Quốc Chính từng có một gia đình hạnh phúc, nhưng đã bị tan nát kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Hai con gái của bà là cô Vương Tích Cầm và cô Vương Tích Phượng, đã qua đời cách nhau chưa đầy một năm vì bị tra tấn tàn bạo trong thời gian bị giam giữ trong trại lao động.

Người chồng không tu luyện của bà, Ông Vương Sâm Lâm, vì không chịu đựng được cuộc đàn áp khắc nghiệt nên đã bị sang chấn tâm lý trầm trọng. Ông không thể tự chăm sóc bản thân và đã qua đời vào tháng 2 năm 2016.

Sau đây là phần tự thuật của bà Dương về những thống khổ mà bà phải chịu đựng suốt 16 năm qua.

Nhiều lần bị bắt giữ

Bà Dương bị bắt giữ nhiều lần vào giữa năm 1999 và 2004. Bà bị bắt lần đầu tiên cùng với hai con gái và các học viên khác khi đang luyện công tại một sân trường. Tất cả đều bị phạt 200 nhân dân tệ. Nhà của bà cũng đã bị lục soát vài lần.

Vào ngày 22 tháng 3 năm 2004, bà Dương cùng ba học viên đã bị đưa đến một trại giam vì nói với mọi người ở chợ về Pháp Luân Công. Cảnh sát đến nhà bà và tịch thu một số đồ, bao gồm giấy báo tử và mấy thứ đồ liên quan đến cái chết các con gái của bà.

Lần bắt giữ gần đây nhất xảy ra vào ngày 22 tháng 12 năm 2013 khi bà đang nói với mọi người về Pháp Luân Công ở khu vực hàng xóm của bà. Bà bị giam ở trại giam khoảng 10 ngày.

Cảnh sát ép bà viết bản cam kết và chép ba bài báo phỉ báng Pháp Luân Công và nhà sáng lập pháp môn, ông Lý Hồng Chí.

Bà đã từ chối hợp tác và bị cảnh sát hăm dọa. Sau khi trở về nhà, toàn thân bà bị đau đớn và bà bắt đầu ho. Bà cảm thấy đầu mình căng lên và thị lực bị yếu đi. Tại thời điểm viết báo cáo này, bà vẫn còn mắc những triệu chứng này.

Cái chết của hai con gái

Giống như bà Dương, hai con gái bà đã bị bắt giữ và giam ở trại giam và trại cải tạo lao động. Những cuộc tra tấn tàn bào và bị tiêm những loại thuốc không rõ tên tại trại cải tạo lao động đã lấy mất mạng sống của họ.

Tại trại cải tạo lao động, cô chị đã bị một nhóm tù nhân kéo vào một căn phòng và dìm cô xuống sàn nhà. Cô bị bức thực bằng một loại thuốc không rõ tên trong khi bị những tù nhân cùng phòng bóp mũi bóp miệng cô. Đến lúc cô gần như bị chết ngạt thì họ mới thả tay ra. Người cô bị phù lên và đi đứng khó khăn.

Cô chị được tại ngoại để điều trị y tế sau khi mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Ngày 23 tháng 9 năm 2002, cô đã qua đời ở tuổi 29, để lại một con trai năm tuổi.

Tháng 1 năm 2001, cô em đã bị bắt giữ và bị kết án một năm ở trại cải tạo lao động, sau khi bị một người báo cảnh sát vì cô nói với mọi người về Pháp Luân Công.

Cô đã bị tra tấn tàn bạo bằng nhiều hình thức, bao gồm đánh đập, bị ép đứng hoặc ngồi xổm và chạy ngoài trời nắng nóng. Đến khi cô không thể chịu đựng nổi sự bức hại, cô đã viết một bản cam kết [không tu luyện Pháp Luân Công nữa], nhưng sau này cô hối hận khôn nguôi về điều đó.

Trong khi bị giam giữ, cô phát bệnh lở loét khắp cơ thể và lính trại đã cưỡng chế tiêm cho cô một loại thuốc không rõ rên. Tháng 12 năm 2001, cô được trở về nhà và bắt đầu nôn ra máu và giảm cân.

Để tránh bị bức hại, cô đã rời nhà vào năm 2003. Sau khi tình trạng sức khỏe xuống dốc, cô đã đi khám và nằm viện mất 10 ngày trước khi qua đời ở tuổi 26 vào ngày 13 tháng 8 năm 2003.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “ Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Báo cáo liên quan (chưa có bản dịch)

Học viên Pháp Luân Đại Pháp cô Vương Tích Phượng ở thành phố Trùng Khánh qua đời năm 2003 vì bị bức hại

Cuộc đàn áp tàn bào đã gây nên cái chết của cô Vương Tích Cầm và làm tan nát gia đình cô

Nữ học viên Vương Tích Cầm đã chết sau khi bị bức thực với nhiều loại thuốc không rõ tên ở Trại Lao động Mao Hạ Sơn ở thành phố Trùng Khánh

Cuộc bức hại gây ra đau khổ cho bà Dương Quốc Chính ở quận Kỳ Giang, thành phố Trùng Khánh


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/10/325125.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/22/155999.html

Đăng ngày 3-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share